Lễ Ban Sóc là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức định kỳ vào cuối năm âm lịch. Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng, nên quyển lịch đối với đời sống con người có ý nghĩa rất đặc biệt. Xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ. Xem lịch để biết được sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai.
Bà Trịnh Tuyết Nga, du khách đến từ Hà Nội cho biết: "Hôm nay Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ Ban Sóc sau 180 năm, vì vậy chúng tôi đến đây để tham quan Khu di sản Huế và xem lễ hội".
Bà Nga chia sẻ thêm: "Đầu năm mới, ngày 1 năm 2021. Rất vinh dự là người khách đầu tiên đến thành phố Huế. Tôi hy vọng là năm nay là một năm khởi sắc cho du lịch của Việt Nam và nhất là du lịch Huế, tại vì Huế có rất nhiều cảnh đẹp và nhiều lăng tẩm rất đẹp".
Lễ Ban Sóc được tổ chức thực sự quy mô là vào đầu triều Minh Mạng. Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban Sóc dưới sự điều hành của hai viên ở bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào Hoàng Cung để cho Hoàng gia dùng, lịch được phát cho các quan ở Kinh Thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng. Lễ Ban Sóc trước đây vốn được tổ chức ở sân điện Thái Hòa.
Tuy nhiên, bắt đầu vào năm Tân Sửu 1841, lần đầu tiên, lễ Ban Sóc được vua Minh Mạng chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn, vì việc ban lịch không chỉ dành cho triều đình sử dụng mà được ban ra đến tận thần dân và để khác với các nghi tiết đại triều khác được tổ chức ở điện Thái Hòa.
Sau 180 năm, lễ Ban Sóc được tái hiện qua hình thức sân khấu hóa với những hình thức, nghi tiết thuở xưa. Cũng trong sáng 1/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức khai trương không gian Ngọ Môn phục vụ du lịch.
Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết: "Lễ ban sóc của triều Nguyễn là một điển lệ có ý nghĩa nhân văn. Lễ Ban Sóc chúng tôi được sử dụng và tổ chức, nó có tính sân khấu hóa và một số nghi tiết chúng tôi phải làm rõ để người khách xem hiểu được".
Lê Hiếu / VOV Miền Trung
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...