Cách trung tâm huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương không xa, thôn Hoàng Giáp nay là thôn Hoàng Dương, xã An Lâm nổi tiếng với nghề làm tò he từ lâu đời. Bà Nguyễn Thị Nhi ở thôn Hoàng Dương nhớ lại trước đây, người dân làm tò he quanh năm và đây cũng là nghề cho thu nhập chính của bà con. Những năm cao điểm, làng có trên 300 hộ làm nghề.
Làm tò he phải trải qua nhiều công đoạn từ ngâm gạo nếp, giã bột, sàng, đồ, nặn, hấp…
Đầu tháng 7 âm lịch, người trong làng đều làm tò he và đạp xe đi bán ở khắp các tỉnh xung quanh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội... Thời tò he còn thịnh hành, đây là nghề chính của người dân trong làng, nhiều hộ còn bán tò he để đong gạo và nuôi sống gia đình. Thợ làm tò he xứ Đông còn phiêu bạt khắp nơi trong cả nước, đem theo món quà quê thú vị đến cho trẻ em.
Những sản phẩm tò he nhiều màu sắc
Quy trình làm tò he phải trải qua nhiều công đoạn từ ngâm gạo nếp, giã bột, sàng, đồ, nặn, hấp… Không chỉ nặn hoa lá, chim muông, cá, gà vịt, trâu bò... người thợ còn mặc sức sáng tạo theo trí tưởng tượng và yêu cầu của trẻ em, kể cả Quan công cầm kiếm, kỵ sĩ cưỡi ngựa, bộ đội hành quân... Vất vả mà thu nhập không cao bằng nghề khác nên người làng dần kém mặn mà với nghề truyền thống này. Hiện cả thôn chỉ còn khoảng 20 hộ làm tò he. Không những thế, những gia đình làm nghề chỉ làm để phục vụ trong dịp Tết Trung thu, còn những tháng khác hầu như không làm.
Ông bà hướng dẫn các cháu nặn tò he
Tỉ mẩn và khéo léo
Chị Nguyễn Ngọc Linh, thuộc thế hệ 8x của thành phố Hải Dương nhớ lại ngày còn nhỏ khi vẫn còn quá nhiều niềm vui hồn hậu tuổi thơ thì tò he trở thành một thứ đồ chơi đầy ao ước với chị và bạn bè. Trước đây vào những dịp cúng đình hay lễ hội, trẻ con trong làng, xóm lại được dịp xúm quanh chỗ tò he. Lúc bấy giờ nghèo, đồ chơi cũng chưa có mấy nên tò he quý lắm. Chị từng phải nấu cơm, quét sân giúp hàng xóm mấy buổi liền để xin tiền mua tò he.
Dù có nhiều đồ chơi hiện đại nhưng tò he vẫn là người bạn của trẻ em xứ Đông
Trong gia tài tuổi thơ của chị, những con tò he sắc màu với nhiều hình thù ngộ nghĩnh là phần ký ức khó quên nhất. Giờ đây cuộc sống đủ đầy, con trai và con gái của chị được chơi những món đồ chơi hiện đại tuy nhiên vào mỗi dịp Trung thu, chị đều đi tìm những con tò he để mua về cho các con.
Ngày nay, đồ chơi nhựa, đồ chơi điện tử tràn ngập phố phường, làng quê. Tò he đã không thể cạnh tranh với những thứ đồ chơi này nhưng vì muốn lưu giữ nghề của cha ông để lại, đồng thời mong muốn đem lại niềm vui cho trẻ em vào mỗi dịp Trung thu nên người dân thôn Hoàng Dương vẫn tiếp tục làm. Con tò he tuy nhỏ, nhưng nó lại mang nặng tâm tình đã gắn liền với người làng An Lâm từ bao đời nay.
Linh Giang/VOV Đông Bắc
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...