Nghệ thuật diều Huế được ví như "nghệ thuật múa rối trên không" bởi sự sống động, vui mắt mang lại cho người xem. Tất cả các công đoạn làm diều Huế đều là thủ công.
Vải để làm diều Huế thường được hồ bằng gạo sau đó để khô ít nhất 3 tiếng trước khi vẽ, cắt và căng định hình trên khung. Việc làm này nhằm gia cố lại những kẽ xước, hở trên vải đồng thời làm vải cứng cáp, dễ bắt màu hơn. Hình dạng của diều Huế chủ yếu mô phỏng theo các con vật như chim phượng, rồng, bướm, diều hâu, đại bàng, trĩ, cá vàng, chim én... Để làm ra 1 con diều hoàn chỉnh phải qua rất nhiều công đoạn.
Ông Nguyễn Văn Cư, nghệ nhân diều Huế (Ảnh: Nguyễn Thị Nhật Diễm)
Nghệ nhân diều Huế, chủ tịch câu lạc bộ Diều Huế, ông Nguyễn Văn Cư chia sẻ: "Làm 1 con diều rất công phu, rất nhiều công đoạn, từ khi mình đi mua cây trên trên núi về, chẻ ra phơi khô. Tre phải đúng tuổi của nó, không được nhiều tuổi quá. Thường là 2 năm là tốt. Nếu nó già tuổi độ đàn hồi không có nữa. Tre mà non quá thì dễ gãy. Tối thiểu phải gần 3 ngày mới làm xong 1 con. Có những con diều phải 5 - 10 ngày. Đặc biệt Huế có con diều rồng 1 người làm phải 1 tháng mới xong. Nó dài tùy theo sở thích của mình, tùy theo không gian. Ví dụ địa điểm thả diều rộng mình có thể làm 70 - 100 mét. Thường ở Huế làm 50 mét thả là vừa".
"Để có 1 con diều Huế hoàn hảo thì đầu tiên màu sắc phải đúng với con vật mà mình mô phỏng. Nhưng quan trọng nhất để nó được gọi là con diều thì nó phải bay đẹp. Sợi dây rất quan trọng quyết định diều có bay được hay không. Nếu mình không biết buộc dây lèo này thì con diều nó không bay được. Khi mình buộc phần đuôi phải thấp, phần đầu phải cao. Một số nước như Nhật người ta có cả 1 chương trình đào tạo, dạy, hướng dẫn và có 1 cái hầm gió để thử con diều nữa. Như mình thì chỉ làm theo kinh nghiệm thôi".
Nghệ thuật diều Huế tới nay không chỉ được biết đến trong nước mà còn ở nước ngoài. Câu lạc bộ diều Huế đã 10 lần đại diện cho diều Việt Nam tham gia trình diễn tại liên hoan diều Quốc tế được tổ chức ở Pháp 2 năm một lần.
Qua nhiều năm gắn bó với thú chơi lắm công phu này các nghệ nhân diều Huế nói chung và ông Nguyễn Văn Cư nói riêng đã sáng tạo thêm nhiều hình dáng, hình trang trí đẹp mắt cho con diều truyền thống ngày một đẹp và hòan thiện hơn. Nhờ vậy môn nghệ thuật được phát triển trở thành cầu nối giao lưu văn hóa của Việt Nam với bạn bè thế giới.
Thùy Dương/ Thanhnien.vn
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...