Nhân dịp kỷ niệm 762 năm ngày sinh của Đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức chuỗi các sự kiện “Yên Tử - về miền đất Phật mùa thu”, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa: "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam".
Dưới chân núi, Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử là quần thể gồm nhiều công trình theo lối kiến trúc thời Trần, thế kỷ thứ XIII mang đậm phong cách “Hồn Việt, nét Trần, và tinh thần Thiền Trúc Lâm” được Công ty CP phát triển Tùng Lâm xây dựng năm 2018, gây ấn tượng mạnh với du khách ngay khi bước chân tới Yên Tử
Từ chùa Giải Oan, vượt qua hàng nghìn bậc đá cheo leo, du khách đến tháp Huyền Quang – Trái tim của non thiêng Yên Tử
Huệ Quang Kim Tháp – là nơi thờ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông – Vị vua từ bỏ ngai vàng khi mới 35 tuổi về Yên Tử tu hành, sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử
Xung quanh Huệ Quang Kim Tháp là gần một trăm am, tháp nhỏ lưu giữ “ngọc cốt” của các Thiền sư tu hành ở Yên Tử qua các thời đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn
Đến với Yên Tử vào mùa xuân, du khách có thể ngắm những đại lão mai vàng rực rỡ và không khí náo nhiệt lễ hội Xuân kéo dài trong 3 tháng. Còn trong tiết thu, Yên Tử phủ một màu cổ kính, trầm mặc
Hàng cây đại cổ thụ 700 năm tuổi trước chùa Hoa Yên “trơ gan cùng tuế nguyệt”, thân cây gân guốc, trút lá chờ mùa xuân bung hoa nở nhụy gắn với tinh thần của đạo Phật cam chịu, khổ hạnh mới hưởng an lạc, bình yên
Những cây xích tùng cổ, trường tồn cùng những biến thiên lịch sử như những nhân chứng sống cho tư tưởng "Hòa quang đồng Trần" của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Đi dưới rừng Trúc, rừng Tùng cổ thụ, lắng nghe rõ hơn tiếng chim muông rộn ràng dưới tán rừng già Yên Tử
Chùa Vân Tiêu là ngôi chùa trong hệ thống chùa thiêng Yên Tử, ẩn trong sương mù của tiết trời xuân nhưng lại rõ nét khi sang thu. Nếu du khách đi bằng cáp treo, sẽ bỏ qua ngôi chùa cổ kính nằm ngang dãy núi Yên Tử này
Khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt trong cả nước, nhiều du khách đã chọn đến Yên Tử để chiêm bái lễ Phật và cảm nhận những nét riêng có của Yên Tử vào thu
Hệ thống cáp treo lên Yên Tử
Hơn 700 năm với bao biến thiên lịch sử, tư tưởng gắn đạo với đời của Phật hoàng Trần Nhân Tông vẫn còn sống mãi trong lịch sử của dân tộc
Tháp ga cáp treo Yên Tử
Anh Đỗ Văn Đoòng, (tỉnh Long An) cảm nhận: Yên Tử đẹp 4 mùa, nhưng mùa thu vừa ấm, vừa mát, không gian thoáng đãng, heo may... Du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng núi non hùng vỹ mà không lo đường quá trơn trượt và đông đúc, chen lấn như dịp lễ hội xuân
Nếu mùa xuân sương mù như những dải lụa mềm phủ kín núi non, thì vào mùa thu từ đỉnh núi ở độ cao 1.068 mét so với mặt biển, có thể phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh non thiêng hùng vĩ, điệp trùng và hít thở bầu không khí trong lành
Hoàng hôn trên đỉnh non thiêng
Đứng trước chùa Đồng, không ồn ào, xô bồ, tĩnh tâm, dâng nén tâm hương, hướng lòng mình về cõi thanh tịnh
Du khách có thể ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ khi đón hoàng hôn trên đỉnh chùa Đồng
Lễ khai mạc “Yên Tử - về miền đất Phật mùa thu 2020”. Sự kiện diễn ra từ 11/11 đến 16/12 và sẽ trở thành hoạt động thường niên
Công ty CP Phát triển Tùng Lâm, đơn vị quản lý và khai thác du lịch dưới chân núi Yên Tử đã thực hiện nhiều sản phẩm du lịch mới gắn với không gian cổ hứa hẹn mang lại những trải nghiệm mới cho du khách
Không gian truyền thống được tái hiện rõ nét qua từng sản phẩm dưới chân núi Yên Tử
Yên Tử là một trong 5 Khu di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đây là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng gắn liền sự nghiệp tu hành và hóa Phật của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308), vị vua từng lãnh đạo quân dân thời Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên – Mông.
Vũ Miền/VOV Đông Bắc