Văn hóa

Xóm Lược và nghề chế tác sừng

15:36 - 03/03/2020
Xóm Lược là tên gọi chung của các làng Phước Long (xã Tịnh Hà), Phước Thọ (xã Tịnh Sơn), An Thiết (xã Tịnh Bình), Vạn Hòa (xã Tịnh Thọ) thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Tuy nằm trên địa bàn 4 xã nhưng các làng này lại kề nhau và vì người dân có nghề chế tác lược chải tóc (và một số sản phẩm mỹ nghệ khác) từ sừng trâu, nên có chung tên gọi dân gian là xóm Lược. Chính xác thì chỉ có 3 làng Phước Long, Phước Thọ, An Thiết làm nghề. Làng Vạn Hòa chuyên cung cấp nguyên liệu và mua sản phẩm để bán lại khắp nơi trong tỉnh và trong nước.

Truyền thuyết về 3 anh em ông Xá (ông Xá, bà Tá, bà Hợp) còn lưu truyền trong vùng, kể rằng: Sau khi đưa dân đến đây khai phá, lập làng, ông Xá đã khuyến khích họ chăm lo các nghề thủ công như chằm nón, chế tác sừng để phụ vào nghề cày ruộng, lo thêm cái ăn, cái mặc. Ông Xá rấm binh chống lại Triều đình nhưng không thành, phải chịu hình phạt tự “thăng thiên” bằng 7 thước lụa điều; song nghề chế tác sừng và nghề làm nón thì vẫn còn truyền lưu đến tận ngày nay.

Xóm Lược hiện có khoảng chừng 60 hộ tham gia chế tác sừng, trong số đó có khoảng 20 hộ chuyên nghiệp (hầu như không làm nông); gần 40 hộ còn lại chỉ làm nghề trong thời gian nông nhàn, hoặc vào ban đêm. Số nghệ nhân lành nghề có hơn 60 người, số tinh nghề, có thể làm ra những sản phẩm độc đáo, giàu tính thẩm mỹ (đồ thờ, cờ tướng...), còn không đầy 10 người, hầu hết đã cao tuổi.

Nếu không tận mắt chứng kiến, thật khó hình dung làm thế nào để từ những chiếc sừng trâu, người thợ lại chế tác ra hàng chục sản phẩm vừa bền, lại vừa đẹp như các loại lược (lược dày, lược thưa, lược chuyên dùng cho thợ cắt tóc, lược xếp), cài tóc phụ nữ, con cờ các loại, tượng trang trí, đồ thờ, bút, thắt lưng, gọng kính, hộp đựng đồ trang sức phụ nữ...

Chế tác sừng nằm trong số không nhiều những nghề thủ công mà người thợ phải sử dụng khá nhiều công cụ và phải qua nhiều khâu gia công mới có được sản phẩm hoàn chỉnh. Chẳng hạn, muốn làm chiếc lược chải đầu, người thợ cần đến ít nhất 9 loại công cụ, bao gồm: Cưa các loại (gồm 5 cỡ), bộng ép (để ép sừng thành từng khối), bào (10 cỡ lưỡi khác nhau), nhiếp (để phân cỡ răng lược), miết (để sửa lưỡi bào), thứa (điều chỉnh đường cưa), đục, cùm, dao khắc...

Từ sừng trâu thô đến chiếc lược xinh xắn phải đi qua hàng loạt công đoạn: Đầu tiên dùng cưa cắt sừng theo chiều dọc với những kích cỡ khác nhau. Tiếp đến là hơ nóng và đều trên lửa cho sừng mềm ra để đưa vào bộng ép thành từng khối. Trên khối sừng đã ép, người ta dùng dao và nhiếp phân vạch kích cỡ tương ứng với từng sản phẩm. Phân cỡ xong, dùng cưa, thứa để “ra sừng”. Các mảnh sừng có kích cỡ này được bào cho thật đều và nhẵn trước khi đem phân vạch, rồi dùng một chiếc cưa thật mảnh và sắc “cắt răng” cho thật đều để trở thành chiếc lược sơ chế. Lược sơ chế phải chỉnh lại răng, chạm khắc và đánh bóng để có được thành phẩm vừa ý người dùng.

Một chiếc lược dày răng loại 1, dùng cho các bà, các cô dài chừng 9 phân, rộng 5 phân. Lược này cắt 2 hàng răng dọc theo 2 cạnh dài. Mỗi hàng có chừng 100 răng đều tăm tắp. Thật kỳ công mà cũng thật khéo tay. Đó mới chỉ là sản phẩm “thường thường bậc trung” so với những sản phẩm độc đáo như vỏ bút máy, con cờ tướng, chân đèn, bát hương hay các con giống trang trí (voi, trâu, cua, tôm hùm...).

Bà con kể rằng, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945- 1954), xóm Lược là nơi sản xuất và cung cấp những quản bút bằng sừng đẹp nổi tiếng cho thầy trò Trường Trung học kháng chiến Rừng Xanh, đóng ở khu rừng Xanh, nằm cách xóm Lược chừng vài cây số về phía Tây.

Theo các nghệ nhân, từ Nghệ An trở vào Nam không đâu có nghề chế tác sừng. Vì thế sản phẩm họ làm ra (chủ yếu là lược) được những người bán lược (ở làng Vạn Hòa, xã Tịnh Thọ) mang đi bán tận Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Lào, Campuchia. Một số người bán lược kiêm luôn nghề thu mua sừng nguyên liệu từ Châu Đốc, Long Xuyên, Bảy Núi về cung cấp cho người sản xuất.

Số nghệ nhân làm ra được các sản phẩm độc đáo, giàu tính mỹ nghệ như đã nói trên kia, còn lại rất ít, hầu hết là người cao tuổi. Họ chỉ làm sản phẩm để giữ nghiệp tổ hoặc theo đặt hàng của một số người thích chơi đồ mỹ nghệ. Lớp tuổi trung niên nhiều người thạo việc nhưng vì thu nhập thấp nên không còn bao nhiêu người theo nghề.

Cũng như nhiều nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống khác, cái khó hiện nay của nghề chế tác sừng liên quan đến các khâu vốn, nguyên liệu, năng lực đa dạng hóa sản phẩm của người thợ và thị trường tiêu thụ.

Sản phẩm của nghề chế tác sừng đẹp, giá cả không cao, nhiều người thích dùng nhưng lâu nay chỉ được bày bán ở những chợ quê hoặc mang đi bán dạo quanh những xóm lao động ở thành thị nên số lượng tiêu thụ không nhiều và rất chậm. Các loại sản phẩm tinh xảo (cờ sừng cẩn xà cừ, đồ thờ, con giống...) đủ sức góp mặt kiêu hãnh trong các nội thất sang trọng hoặc trong sưu tập của những người thích chơi hàng mỹ nghệ, lại ít được giới thiệu nên gần như bị lãng quên.

Nghề chế tác sừng ở xóm Lược đang có nguy cơ mai một, bao nhiêu tri thức dân gian quý báu truyền lại từ đời này sang đời khác rơi rớt dần theo thời gian. Những người thợ làm lược dù tha thiết với nghề nhưng đành phiêu dạt tha hương vì miếng cơm, manh áo. Giữ nghiệp của ông cha, hầu hết là những người cao tuổi, gần đất xa trời.

Nuôi dưỡng tình yêu nghề nghiệp của người thợ và làm cho người thợ sống được với nghề, đó là hai mặt của một vấn đề cần giải quyết thỏa đáng, đồng bộ để tìm ra lời giải cho bài toán hồi phục làng nghề xóm Lược.

Nhìn ra cả nước, làng nghề lược sừng Thụy Ứng (xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) từng đứng trước nguy cơ thất truyền, nhưng nhiều năm trở lại đây, được sự quan tâm của chính quyền, nhiều người thợ đã quyết tâm giữ gìn, khôi phục lại nghề tổ. Họ vừa nghiên cứu thị trường, tìm lối ra cho những chiếc lược truyền thống, vừa mày mò cải tiến cách làm cũng như mẫu mã để có những chiếc lược đẹp hơn, giá cả phải chăng. Sản phẩm của làng nghề chế tác sừng Thụy Ứng được khắp nơi trong nước ưa chuộng và xuất khẩu ra nước ngoài, trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo của Việt Nam.

Lê Hồng Khánh/thegioidisan.vn

Tỉnh thành Quảng Ngãi

Quảng Ngãi
Quảng Ngãi với đảo Lý Sơn, bãi biển Mỹ Khê, Sa Huỳnh... đang ngày càng phát triển về du lịch.

Điểm đến Quảng Ngãi Xem thêm

Đảo Lý Sơn
Đảo Lý Sơn hấp dẫn với thiên nhiên kỳ thú được hình thành từ núi lửa cách đây hàng chục triệu năm.
Biển Châu Me
Châu Me là một vịnh biển mà lều quán chưa kịp xóa đi vẻ hoang sơ.
Biển Sa Huỳnh
Sa Huỳnh lưng tựa vào núi rừng trùng điệp, mặt hướng về biển biếc bao la.
Bãi Con
Ở Quảng Ngãi, Bãi Con là cảnh đẹp nhỏ nhất, nhỏ đến mức nhiều du khách gọi là "thắng cảnh bỏ túi".
Di sản lịch sử Lý Sơn
Đảo Lý Sơn được ví như bảo tàng di sản về quá trình người dân Việt Nam chinh phục biển đảo.
Thắng cảnh núi Ấn – sông Trà
Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, có nhiều cảnh đẹp, nhưng nói đến thẳng cảnh có tính biểu tượng thì phải kể đến “Núi Ấn – Sông...
Chùa Thiên Ấn
Ngôi chùa linh thiêng trên núi Thiên Ấn là một địa chỉ tâm linh của người dân Quảng Ngãi
Đồng muối Sa Huỳnh
Sa Huỳnh là một trong những đồng muối lớn nhất khu vực miền Trung, có tuổi đời trên dưới 100 năm.
Đèo Long Môn
Tới Quảng Ngãi, du khách nhớ ghé thăm đèo Long Môn và sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi khung cảnh thiên nhiên nơi đây.

Ẩm thực Quảng Ngãi Xem thêm

Ngon khó cưỡng món ngon từ tỏi non "vạn người mê" ở Lý Sơn
Đảo Lý Sơn được mệnh danh là "Vương quốc tỏi". Chất lượng tỏi Lý Sơn không nơi nào sánh được. Ngoài việc lấy củ, người dân còn sử...
Đậm đà món don sông Trà
Nói đến ẩm thực Quảng Ngãi không thể không nhắc đến món don. Don là món ăn vô cùng đơn giản nhưng hương vị đặc trưng của nó khiến...
Hương vị quê hương: Mặn mà cá chép muối
Vùng đất phía nam tỉnh Quảng Ngãi nằm giữa rừng và biển, phong cảnh vô cùng nên thơ. Nơi đây nhiều đầm nước, lắm ao hồ và sông...
Thơm ngon cá tắc kè miệt biển
Những món cá tắc kè thơm ngon, mộc mạc từ lâu đã trở thành món ăn yêu thích của ngư dân xóm chài xứ Quảng quê tôi, đây là loại cá...
Đậm đà món don Quảng Ngãi
Có những món ăn chỉ nghe tên cũng có thể hình dung ra hương vị nhưng cũng có món dù nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần, người ta cũng...
Bánh xèo miền Trung, chuyện ông Tây chụp bộ ảnh Mỹ Lai nổi tiếng hỏi chữ 'xèo, xèo'
Mỗi lúc chớm đông, khi những cơn mưa như trút nước bắt đầu đổ xuống quê nhà, cũng là lúc dậy lên một mùi thương nhớ xa xăm. Đó là...
Hấp dẫn với gỏi rong biển Lý Sơn
Rong biển là món ăn giàu chất dinh dưỡng. Còn ở huyện đảo Lý Sơn, món gỏi rong biển được xem là rau xanh của biển cả, là một biến...
Thương hiệu chả cá Lý Sơn nức tiếng nhờ cá tươi, tỏi đặc sản
Lý Sơn không chỉ được biết đến là vùng đất có đặc sản hành, tỏi và những hải sản tươi ngon, mà còn được biết đến với món chả cá...
Những món ăn "đắt xắt ra miếng" ở hòn đảo Lý Sơn
Ốc vú nàng, cua huỳnh đế hay cháo tôm hùm là những món ăn "đắt xắt ra miếng", ngon hết xảy mà du khách đến đảo Lý Sơn, Quảng...

Trải nghiệm Quảng Ngãi Xem thêm

Ký sự Lý Sơn – khúc bài chòi mùa hạ
Biển cả hào phóng dâng tặng Lý Sơn nhiều sản vật, nắng và gió dâng tràn…
Ấn tượng du lịch cộng đồng ở Ðảo Bé
Những năm gần đây, khi đến với Ðảo Bé thuộc huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), bên cạnh cảnh sắc kỳ vĩ, hoang sơ của thiên nhiên, du...
Về biển Châu Me hoang sơ đẹp tinh khôi và những món ngon khó cưỡng
Rảo bước trên bãi cát mịn màng, dưới hàng phi lao râm mát ngắm biển trời trong veo, ai đó nói giỡn chơi: “Đi khắp năm châu mà...
Sau 2 năm hoàn thiện, Làng bích họa Lý Sơn hút hồn du khách thập phương đến tham quan
Nếu như làng bích họa Tam Thanh là sản phẩm của những người bạn Hàn Quốc tặng cho Việt Nam, thì làng bích họa An Bình là sản phẩm...
Ngắm nhìn toàn cảnh đảo Lý sơn từ trên đỉnh ngọn núi lửa hùng vĩ, tuyệt tác từ thiên nhiên
Núi Thới Lới - Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi có lịch sử hình thành từ thời tiền sử, là những thắng cảnh tuyệt tác thu hút du...
Ngôi nhà làm từ 6000 chai nhựa trên đảo Bé Lý Sơn ấn tượng mạnh với du khách
Ngôi nhà độc đáo này được lắp ráp từ 6.000 vỏ chai nhựa với nhiều sắc màu khác nhau, gây ấn tượng mạnh đối với du khách mỗi khi...
"Chết lịm" ở đảo Bé
Ngày hè, đảo Bé hiện lên xanh trong hơn bao giờ hết dưới cái nắng vàng ươm, chúng tôi biết mình đã đủ duyên để khám phá "nơi cách...
Xuôi dòng Trà giang - Quảng Ngãi
Chùm ảnh đẹp giới thiệu về dòng Trà giang nổi tiếng của vùng đất Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi: Độc đáo homestay làm từ 6.000 vỏ chai nhựa
Cần mẫn nhặt vỏ chai nhựa du khách vứt bỏ, chàng trai 29 tuổi đã xây nên ngôi nhà "độc nhất vô nhị". Ngoài sự độc đáo, ngôi nhà...

Cẩm nang du lịch Quảng Ngãi Xem thêm

Chinh phục thiên đường đảo Lý Sơn
Đến với thiên đường Lý Sơn, bạn chỉ cần khoảng 3 ngày là có thể chiêm ngưỡng và khám phá hết mọi ngóc ngách trên đảo.
Những điểm check-in cực chất ở đảo Lý Sơn
Được mệnh danh là thiên đường du lịch giữa biển khơi, đến đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, chỗ nào cũng sẽ trở thành một điểm...
Đảo tiền tiêu Lý Sơn có gì tham quan mà phải thu phí?
Đảo tiền tiêu Lý Sơn vừa được HĐND tỉnh Quảng Ngãi thông qua chủ trương thu phí tham quan đối với du khách, cả người Việt Nam lẫn...
24h ở vùng biển vắng đẹp như tranh ở Quảng Ngãi
Biển Sa Huỳnh là gợi ý không tồi dành cho người có thời gian eo hẹp.
Mùa bãi ngang ven biển
Từ cuối tháng 3 âm lịch hằng năm, làng chài, gành biển ở Quảng Ngãi bắt đầu “mùa bãi ngang”. Bên những chân sóng nhẹ, khi thủy...
Quảng Ngãi: Khai thác lợi thế từ du lịch cộng đồng
Ngành du lịch tỉnh Quảng Ngãi đang triển khai nhiều giải pháp xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững. Qua...
Trạm đèn biển Ba Làng An - điểm du lịch mê hoặc du khách
Trạm đèn biển (Sở Đằng) Ba Làng An, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút...
Bí kíp khám phá Lý Sơn từ A đến Z
Ấn tượng mà Lý Sơn để lại trong lòng du khách là nắng vàng, trời trong xanh, và bãi biển trong vắt.
6 điểm check-in biển đẹp nhất Quảng Ngãi
Biển Quảng Ngãi nổi tiếng với vẻ đẹp nguyên sơ và thơ mộng, có nhiều điểm đến mới hấp dẫn.

Khách sạn Quảng Ngãi Xem thêm

Những homestay độc đáo trên đảo tiền tiêu
Người dân đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) đang phát triển mô hình homestay thân thiện môi trường. Những căn nhà nhỏ...
Homestay thân thiện ở Lý Sơn
Những năm gần đây, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi phát triển mạnh các mô hình du lịch cộng đồng. Đặc biệt, mô hình homestay ở đảo...