Điểm đến

Điện Thái Hòa - tuyệt tác của lịch sử

11:30 - 14/05/2021
Trong hàng chục cung điện ở khu vực Đại nội (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), điện Thái Hòa là ngôi điện lớn nhất, đẹp nhất và có vị trí trang trọng nhất. Điện Thái Hòa được coi là “trái tim” của Hoàng thành Huế không chỉ bởi vị trí hay kiến trúc, mà còn bởi nơi đây đặt ngai vàng của nhà vua - biểu tượng quyền lực của vương triều phong kiến.

Dấu ấn lịch sử

Điện Thái Hòa đã được các nhà quy hoạch và thiết kế thời Nguyễn tính toán, định vị ở trung tâm Hoàng thành Huế ngay từ khi xây dựng kinh thành Phú Xuân đầu thế kỷ XIX. Đây là một trong những công trình kiến trúc có niên đại lâu nhất ở cố đô Huế.

Kinh thành Huế được vua Gia Long - người sáng lập vương triều nhà Nguyễn cho khởi dựng năm 1805, kéo dài tới năm 1832 - dưới thời vua Minh Mạng mới cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, các hạng mục công trình kiến trúc ở kinh thành cũng như khu vực Hoàng thành được xây dựng qua nhiều đời vua sau đó. Riêng điện Thái Hòa có vai trò, chức năng và ý nghĩa quan trọng nên được xây dựng rất sớm, cùng thời gian khởi dựng kinh thành Huế.

Năm Gia Long thứ 5 (1806), sau 4 năm làm vua, vua Gia Long mới chính thức lên ngôi sau khi điện Thái Hòa được hoàn thành. Từ đó cho tới triều vua cuối cùng của nhà Nguyễn, điện Thái Hòa trở thành nơi đăng quang của các vị vua sau này và là nơi thiết triều, cử hành các nghi lễ như lễ Đăng quang (lên ngôi), lễ Vạn thọ (sinh nhật vua), lễ Tứ tuần hoặc Ngũ tuần đại khánh tiết (mừng thọ vua), lễ Hưng quốc khánh niệm (Quốc khánh)... Ngoài ra, đây cũng là nơi thực hiện các nghi thức ngoại giao và đón tiếp sứ thần các nước. Có thể nói, mọi sự kiện quan trọng nhất của vương triều và đất nước đều bắt nguồn từ ngôi điện này.

Điện Thái Hòa nằm trên trục thần đạo của kinh thành và Hoàng thành Huế, ngay phía sau Ngọ Môn. Từ Ngọ Môn - cổng chính của Hoàng thành ở phía nam, qua cầu Trung Đạo bắc ngang hồ Thái Dịch và 3 cấp sân Đại Triều Nghi là tới điện Thái Hòa. Trong suốt hơn 200 năm tồn tại, công trình nhiều lần được trùng tu qua các triều vua nhưng vẫn bảo lưu được kiến trúc và hình thái, đặc biệt là kết cấu và nghệ thuật trang trí.

Điện Thái Hòa có kiến trúc kiểu “trùng thiềm điệp ốc” - một kiểu kiến trúc phổ biến thời Nguyễn, gồm tiền điện và chính điện nối liền với nhau, rộng 1.440m2, mặt tiền 7 gian 2 chái, hệ khung kết cấu được làm bằng gỗ và gạch. Mái lợp ngói hoàng lưu ly, chia làm 3 tầng, trong đó, phần mái giữa và tầng trên có một “cổ diêm” được chia thành nhiều ô hộc trang trí hình vẽ và thơ văn. Cứ một ô hình vẽ lại có một ô đề thơ theo lối trang trí “nhất thi nhất họa” độc đáo.

Điện Thái Hòa nhìn từ Ngọ Môn

Hệ thống vì kèo của nhà trước được làm kiểu “chồng rường - giả thủ”. Ngoài vai trò kết cấu đỡ toàn bộ mái ngói, hệ vì kèo này còn tạo nên giá trị thẩm mỹ. Hệ vì kèo nhà sau được làm kiểu “vì kèo cánh ác” đơn giản hơn. Toàn bộ nội thất điện được sơn son thếp vàng mang vẻ đẹp lộng lẫy. Ngai vàng của vua được đặt trên bục gỗ ba tầng, nằm ở chính giữa điện. Sau ngai vàng là hệ thống đố bản ngăn cách, có các cửa đi ở giữa và hai bên.

Ngoài quy mô rộng lớn, kiến trúc tráng lệ, trang trí tinh xảo, điểm nổi bật của điện Thái Hòa là hình tượng rồng - biểu tượng của đấng quân vương và là chủ đề chính trong điện. Hình rồng xuất hiện ở nhiều nơi, với nhiều hình thức thể hiện như rồng chầu trên mái, bậc thềm, cột hay chạm khắc ở các cấu kiện gỗ và ngai vàng... Có thể nói, điện Thái Hòa là nơi rồng bay lượn, là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế.

Bảo tồn di sản quý 

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An - một chuyên gia lịch sử, văn hóa, kiến trúc hàng đầu của xứ Huế nhận xét: “So với các cung điện ở Huế xưa nay, điện Thái Hòa là công trình quan trọng nhất về vị trí, chức năng, giá trị kiến trúc - nghệ thuật và văn hóa, lịch sử...

Có thể nói, hơn 200 năm tồn tại cùng những thăng trầm của kinh đô, điện Thái Hòa là nơi ghi dấu ấn bao sự kiện của đất nước Việt Nam suốt 13 triều vua nhà Nguyễn”.

Điện Thái Hòa là công trình luôn được bảo vệ nghiêm ngặt, song song với đó là công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản này. Theo ông Võ Lê Nhật, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, thời gian tới, trung tâm sẽ trùng tu, tôn tạo điện Thái Hòa theo phương án tu bổ đã được lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu tại nhiều hội nghị do trung tâm tổ chức. Việc trùng tu điện Thái Hòa không chỉ thể hiện sự quan tâm của các chuyên gia bảo tồn mà còn của người dân xứ Huế và những người yêu di sản với mong muốn gìn giữ di sản cho muôn đời sau.

Theo Hà Nội mới

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV

Tỉnh thành Thừa Thiên - Huế

Thừa Thiên - Huế
Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, tỉnh lỵ đặt tại thành phố Huế.

Điểm đến Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Huế
Huế là thành phố có bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp và hữu tình.
Đại Nội Huế
Đại Nội Huế là công trình kiến trúc độc đáo và cổ kính không thể bỏ qua khi đến với Cố đô Huế.
Đèo Hải Vân
Đèo Hải Vân là ranh giới tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng, từng được vua Lê Thánh Tông phong tặng là “Thiên hạ đệ nhất...
Cầu ngói hơn 240 năm tuổi
Nhiều du khách tìm đến cây cầu xây từ năm 1776 để hóng mát và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo.
Ngắm toàn cảnh Huế trong chiều hoàng hôn trên Đồi Vọng Cảnh
Kể cả với ai khó tính nhất, hẳn cũng nao lòng mà lặng đi trước vẻ đẹp của thiên đường nơi hạ giới này.
Làng hoa giấy lâu đời ở Huế
Một bó sen giấy của người Thanh Tiên (Huế) làm ra bao gồm hoa, lá, nụ đẹp mắt. Đứng từ xa, những bông hoa khiến người xem ngỡ là...
Ngôi chùa đẹp nhất xứ Huế
Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích, thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng và chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm...
Khe Lạnh - Điểm đến lý tưởng trong những ngày hè ở Huế
Nằm cách trung tâm TP. Huế khoảng hơn 30km về hướng tây nam, Khe Lạnh là một thác nước nhỏ trong khu vực lòng hồ của thủy điện...
Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Chợ quê cầu Ngói Thanh Toàn nằm ở xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những di tích nổi tiếng và...

Cẩm nang du lịch Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Kinh nghiệm du lịch Huế 3 ngày 2 đêm chỉ với 2 triệu đồng
Huế là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm. Cùng VOVTV Travel lên kế hoạch cho chuyến đi du lịch...
"Cẩm nang" du lịch và khám phá vẻ đẹp lãng mạn của cố đô Huế
Huế, miền đất cố đô nằm ở miền Trung Việt Nam, vẫn được biết đến như một thành phố thơ mộng và lãng mạn.
Phiêu diêu về Huế mộng mơ
Nhắc đến Huế, người ta mơ tưởng về vùng đất mộng mơ có chút cổ kính, dịu dàng và trầm lặng, đem đến cho người khi đặt chân đến...
Những địa chỉ mà bạn "nhất định phải đến" khi ghé thăm xứ Huế mộng mơ
Đi Huế mà muốn “chụp một lần, sống ảo cả năm” thì đừng bỏ qua những tọa độ check-in đẹp mê hồn dưới đây nhé.
 Chia sẻ về chuyến du lịch nhóm nhưng hội bạn này lại khiến cư dân mạng vô cùng thích thú với album ảnh cực nhắng ở cố đô
Xưa rồi cái thời đứng im, nhoẻn miệng cười e lệ, đi du lịch là phải học ngay tips tạo dáng cực vui nhộn như nhóm bạn dưới...
Đi Huế bằng phương tiện nào lý tưởng nhất?
Phương tiện đi đến Huế - một trung tâm văn hóa du lịch nổi tiếng của Việt Nam vô cùng đa dạng. Du khách từ thủ đô Hà Nội và thành...
5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam
Chợ là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán, cũng là nơi thể hiện nét văn hóa tinh tế đặc sắc của vùng miền. Là những ngôi chợ lâu đời...
Cận cảnh những bãi biển cực sạch dọc miền Trung
Thiên nhiên ưu đãi kèm thêm ý thức người dân về giữ gìn môi trường đã giúp cho Thừa Thiên - Huế có những bãi biển sạch và trong...
Huế khác lạ với 5 điểm du lịch
Nhắc đến Huế, chắc chắn ai cũng nghĩ tới lăng tẩm, đại nội, cùng các Di sản văn hóa thế giới với những công trình kiến trúc cổ...

Ẩm thực Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Về Hà Cảng thăm nghề làm mứt gừng Huế
Hà Cảng, địa danh gắn liền với cây cô đơn trong phim "Mắt biếc" còn được biết đến là nơi làm mứt gừng nổi tiếng xứ Huế.
Bún xào lòng nghệ - món đặc sản thơm ngon và "trị ho" nổi tiếng xứ Huế
Với những nguyên liệu gồm bún, các phần nội tạng heo và đặc biệt không thể thiếu nghệ xay nhuyễn, người dân Huế đã sáng tạo nên...
Ẩm thực Huế - Từ chốn hoàng cung đến đời sống thường ngày
Nếu đã từng đến Huế thưởng thức các món ăn hay đơn giản là được ăn những món đặc sản Huế được người thân bạn bè tặng sau những...
Ẩm thực Việt: Người Huế có thêm 'bữa lỡ’ ngoài ba bữa chính, họ ăn gì?
Ta biết ba bữa cơ bản là ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, nhưng "bữa lỡ" là khái niệm mà không nhiều người quen thuộc lắm.
Cá thác um dưa sắn
Cùng mấy người anh Phú Vang về xã Vinh An, nơi chôn nhau cắt rốn của họ những ngày hè. Buổi trưa, đoàn chúng tôi chọn một quán ăn...
Lạ miệng chè heo quay 'độc nhất vô nhị' ở Huế, thách thức tín đồ ẩm thực
Nhiều thực khách tò mò vì chè và thịt quay là hai món ngọt và mặn, không có sự liên quan. Thế nhưng, sự kết hợp tưởng chừng lạ...
Ẩm thực Huế và những cặp bài trùng
Hài hòa và ôn nhu là cái đích đến mà ẩm thực Huế luôn hướng tới, với những “cặp bài trùng kinh điển”.
Làng Hà Cảng đỏ lửa sên mứt gừng
Trước khi nổi tiếng với “cây cô đơn” trong bộ phim có tên "Mắt biếc" của đạo diễn Victor Vũ, làng quê Hà Cảng (Quảng Phú, Quảng...
Xì xụp thưởng thức món bánh canh Nam Phổ - Huế
Dù có đi đâu về đâu, người Huế vẫn hết mực tự hào về món ngon nổi danh thiên hạ, lưu danh từ xưa tới nay - bánh canh Nam Phổ và...

Văn hóa Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Sắc màu Trung thu ở Huế
Với nhiều nét đặc thù về văn hóa, nghề làm đầu lân ở Huế đã có từ lâu đời. Đây là nghề “cha truyền con nối” và được nhiều gia...
 Những di sản về Bác Hồ trên đất Huế
Huế là nơi lưu dấu nhiều kỷ niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây, từ năm 1895 đến 1901 và 1905 đến 1909, cậu bé Nguyễn Sinh...
Công bố đề án Tủ sách Huế
Sáng 17/3, tại Lầu Tàng Thư, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ công bố đề án Tủ sách Huế và ra mắt ấn phẩm đầu tiên của tủ...
Cận cảnh thư tịch cổ trong kho lưu trữ tài liệu quốc gia triều Nguyễn
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa khai trương không gian Tàng Thơ Lâu và giới thiệu thư tịch cổ triều Nguyễn.
Thừa Thiên-Huế: Sớm hoàn thiện hồ sơ để khởi công tu bổ Điện Thái Hòa
Điện Thái Hòa sẽ được tu bổ, gia cường nền móng; phục hồi nền lát gạch, bậc cấp đá Thanh, tường gạch và chi tiết kiến trúc khác;...
Có một "phố bảo tàng" bên bờ sông Hương
Nằm dọc theo bờ Nam sông Hương, đường Lê Lợi không chỉ là cung đường thơ mộng của trung tâm TP. Huế mà còn được định danh là “phố...
Ngắm bộ sưu tập cá nhân trang phục triều Nguyễn hiếm có tại Huế
Hơn 30 năm qua, ở Huế có một nhà sưu tầm cổ vật đã lặng lẽ sưu tập được hơn 100 chiếc áo đủ loại, gồm long bào, hoàng bào, áo của...
Hình ảnh cầu ngói Thanh Toàn gần 250 tuổi sau "đại trùng tu"
Sau một thời gian trùng tu, cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, Thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) đã hoàn tất, chờ bàn giao và...
Tái hiện lễ dựng nêu ngày Tết trong Hoàng cung
Nghi lễ dựng nêu trong Hoàng cung đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện vào sáng ngày 4/2 nhân dịp đón Tết...

Nhà hàng Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Quán cà phê Mắt Biếc - điểm check in thú vị khi đến Huế
Không gian bên trong quán cà phê Mắt Biếc giữ nguyên bản như bối cảnh "nhà của Hà Lan" trong phim khiến nhiều thực khách thích...
Quán cà phê trong Đại Nội
Tứ Phương Vô Sự là một ngôi lầu nằm trong Đại Nội (Hoàng thành) Huế. Mang một cái tên đầy khao khát bình an nhưng Tứ Phương Vô Sự...

Khách sạn Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Nhà vườn An Hiên – sự hồi sinh quý giá
Sau ba tháng đưa vào khai thác trở lại, nhà vườn An Hiên – ngôi nhà vườn được xem là mẫu mực của xứ Huế, du khách ngược xuôi đã...
Phiên bản 'Maldives bình dân' ở Huế
Nhà hàng xây dựng theo kiểu resort ở "thiên đường nghỉ dưỡng Ấn Độ Dương", nhìn ra vịnh Lăng Cô đẹp như thơ.

Trải nghiệm Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Cố đô Huế đẹp 'trầm tư' ngày giãn cách xã hội
Các di tích ở Huế bình thường nhộn nhịp khách tham quan, nay vắng lặng vì ngưng đón khách để phòng chống dịch Covid-19. Những đền...
Cầu Tam Giang, điểm “check- in” quen mà lạ
Khi cầu Tam Giang trở thành điểm “check- in” mới, thu hút giới trẻ, những người đã quá quen thuộc với cây cầu này như tôi “giật...
Vẻ đẹp của vùng đất Thần Kinh
Lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử hàng nghìn năm, mảnh đất cố đô có sức hấp dẫn lạ kỳ trong mắt những kẻ yêu hoài...
Men sông Truồi thăm Thiền viện Trúc Lâm
Cách thành phố Huế chừng 40km, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã (Lộc Hòa, Phú Lộc) như viên ngọc giữa bạt ngàn rừng núi, thu hút nhiều...
Vẻ đẹp đầm Cầu Hai qua góc nhìn của tay máy Khang Chu Long
Khang Chu Long tên thật là Nguyễn Đăng Việt, thuộc thế hệ 8X, là thành viên nhiếp ảnh thuộc Câu lạc bộ nhiếp ảnh Cung Văn hóa...
Xao xuyến trước vẻ đẹp yên bình, cổ kính của cố đô Huế
Những ai đến Huế đều xuyến xao trước vẻ đẹp yên bình, cổ kính của một cố đô nhưng vẫn có nét hiện đại và sôi động của một đô thị...
Thừa Thiên Huế: Thêm một điểm "check-in" và kết nối du lịch cộng đồng
Chính thức mở cửa sáng 14/2, cánh đồng hoa hướng dương với tên gọi “Vườn Lạc Dương” hứa hẹn trở thành điểm kết nối quan trọng của...
 Cuộc sống trong lành ở thành phố xanh đầu tiên của Việt Nam
Thời gian vừa qua, trong khi nhiều đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh... phải "đau đầu" với vấn đề ô nhiễm không khí, ở TP...
Ngắm những điểm check in tuyệt đẹp của phim “Mắt biếc” tại Huế
Khung cảnh đượm buồn, nên thơ của làng Hà Cảng, bối cảnh chính của bộ phim "Mắt biếc" đã trở thành một địa điểm check in thu hút...

Tin tức Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Chủ động bảo vệ Di sản Huế trong mùa mưa bão
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều địa hình, địa thế khác...
Thừa Thiên Huế: Hơn 65 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo và phục hồi Di tích Văn Miếu
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn tạo và phục hồi...
Miễn vé tham quan di tích cố đô Huế vào ngày Quốc khánh 2/9
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế...
Hơn 100 thanh niên tham gia Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 đến Huế
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế....
Du lịch phục hồi tích cực, mỗi du khách đến Huế chi tiêu khoảng 2,1 triệu đồng
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có chiều hướng tăng trở...
Du lịch Huế đẩy mạnh khai thác dòng khách từ Thái Lan
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng đường hàng không. Các...
'Chào Huế!' khép lại tuần lễ Festival Huế 2022
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di sản văn hóa với hội...
Festival Huế 2022: Đón làn sóng du lịch mới
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong du khách, bạn bè...
Xác lập kỷ lục Việt Nam và kỷ lục thế giới đối với Tháp Chăm Phú Diên
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với...