Điểm đến

Độc đáo ngôi chùa của chị Công tử Bạc Liêu

19:13 - 10/08/2019
Được xây dựng theo lối kiến trúc Đông – Tây kết hợp, đan xen hài hòa tạo nên nét độc đáo của chùa Giác Hoa, Bạc Liêu. Đến tham quan ngôi chùa, thoạt nhìn, ai cũng ngỡ là ngôi nhà cổ hoặc một công thự thời thuộc địa ở Nam Kỳ.

Chùa Giác Hoa (ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) do bà Huỳnh Thị Ngó (chị ruột của Công tử Bạc Liêu) – con của điền chủ giàu có xây dựng nên dân gian thường gọi là Chùa Cô Hai Ngó. Vị công tử ở đây không phải là cậu Ba Huy (Trần Trinh Huy) với giai thoại “đốt tiền nấu trứng” mà là công tử Huỳnh Công Phước (còn gọi là Dù Hột). Theo nhà văn Phan Trung Nghĩa, công tử Phước chính là người khai sinh ra thành ngữ “Công tử Bạc Liêu”. Tương truyền, khi ông thấy có 5 chiếc xe tranh nhau chở khách bèn bao tất tần tật: một chiếc chở ông, chiếc chở nón, chiếc chở gậy, chiếc chở cặp da và chiếc chở mắt kính. 

Chùa Giác Hoa thuộc ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Theo bảng tiểu sử tại chùa, bà Hai Ngó là con gái lớn (Trưởng nữ) của ông Huỳnh Giang Hiệp và bà Nguyễn Thị Kiểu. Cha mẹ của bà đều là những người lao động nghèo ở làng Châu Thới, thời gian sau nhờ duyên may làm ăn phát đạt trở nên giàu có. Người địa phương hay gọi cha của bà là ông Chủ Chá (theo âm Triều Châu, Trung Quốc). Sinh ra vào lúc gia đình còn chật vật, khó khăn nêu bà thấu hiểu sự thống khổ và thiếu thốn của những phận người nghèo khó. Tuy giàu sang nhưng bà chỉ thích cuộc sống đạm bạc, đơn giản.

Thoạt trông, chùa giống như nhà cổ hoặc một công thự thời thuộc địa ở Nam Kỳ.

Đầu năm 1914, bà lập gia đình. Sau đám cưới, vợ chồng bà được ra riêng. Cuộc sống gia đình lúc đầu rất hạnh phúc nhưng đột nhiên tai ương ập đến khiến bà vừa phải chịu cảnh mất chồng, rồi lại chết con. Trải qua nhiều mất mát đau thương, bà Hai Ngó tìm sự tĩnh lặng, nguôi ngoai trong Phật Pháp và phát tâm trợ giúp những người khó khăn, nạn tai kể cả về tài lực lẫn vật lực. Khi vùng Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, bị lũ lụt, dân tình khốn khổ, đích thân bà chở hàng chục tấn gạo trợ giúp dân những vùng trên. Khi chùa được xây dựng hoàn thành, thấy trẻ con trong vùng nhiều đứa thất học nên bà xây trường học, rồi rước thầy về dạy khuyến khích các bậc cha mẹ đưa con đến trường. Trong khuôn viên chùa, bà xây nhà để chứa quan tài giúp người nghèo trong tang khó. 

Nhiều bức tượng bằng gỗ quý được bày biện, thờ phụng trong chánh điện.

Chùa Giác Hoa được xây dựng năm 1919 với lối kiến trúc đan xen Đông – Tây, nét truyền thống pha lẫn tính hiện đại tạo nên một diện mạo độc đáo, khang trang. Mái vòm hành lang ngôi chánh điện có kiến trúc Pháp. Điểm xuyến mái cong và những dòng chữ Hán ở phía trước. Thoạt đầu nhìn vào, không ai tin đây là một ngôi chùa mà cứ ngỡ là nhà cổ hoặc một công thự thời thuộc địa ở Nam Kỳ. Điều đó lại tạo nên sự mới lạ, đặc sắc của kiến trúc ngôi chùa. Có lẽ do xuất thân từ gia đình điền chủ giàu có nên việc bà Hai Ngó xây dựng ngôi chùa gần giống như nhà hoặc công thự cũng là điều dễ lý giải.

Hệ thống cột kèo bên trong đều được xây dựng bằng các loại gỗ quý nguyên khối.

Vào bên trong chánh điện là một không gian trang nhã, thanh tịnh, thoáng mát, được thiết kế và xây dựng hoàn toàn bằng gỗ quý. Với kết cấu 20 cột gỗ tròn có đường kính 45 cm được chạm khắc rồng, phượng và nhiều họa tiết rất tinh xảo chia làm 5 hàng ngang, chống đỡ mái ngói. Những bức tượng Phật, các vật trang trí phía trong cũng được làm bằng gỗ tốt. Chùa là tổng thể các công trình kiến trúc lớn nhỏ như chánh điện, phủ thờ, các tượng Phật... Chùa thờ Phật theo phái Bắc Tông.

Chân dung Cô Hai Ngó – người xây dựng và thành lập chùa Giác Hoa.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chùa còn là cơ sở cách mạng, nuôi chứa nhiều cán bộ, chiến sĩ. Hưởng ứng lời kêu gọi “Hủ gạo nuôi quân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945, bà Hai Ngó đã ủng hộ cho cách mạng 2.000 giạ lúa. Năm 1946, thực dân pháp Pháp trở lại xâm lược nước ta, tiến hành đàn áp, khủng bố dã man đối với các phong trào đấu tranh cách mạng và những người bị tình nghi là Việt Minh. Trong thời điểm ấy, chùa Giác Hoa chính là nơi trú ẩn an toàn...

Theo Báo Cần Thơ

Tỉnh thành Bạc Liêu

Bạc Liêu
Bạc Liêu là một tỉnh duyên hải vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau.

Điểm đến Bạc Liêu Xem thêm

Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu
Cánh đồng quạt gió khổng lồ trên biển là điểm nhấn mới đầy ấn tượng của du lịch Bạc Liêu.
Khu lưu niệm Nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Về Bạc Liêu, đừng quên ghé thăm Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu - cha đẻ ca khúc "Dạ cổ hoài lang".
Chùa Xiêm Cán
Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa lớn và đẹp nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.
Chùa Quan Đế
Ngôi chùa mang đậm lối kiến trúc văn hóa của người Hoa trên mảnh đất Bạc Liêu.
Chùa Ghositaram
Chùa Ghositaram, ngôi chùa theo Phật giáo Nam Tông rực rỡ nhất đồng bằng sông Cửu Long.
Cánh đồng muối Bạc Liêu
Hạt muối Bạc Liêu từ xưa đã nổi tiếng tại Nam Bộ, là sản phẩm gắn liền với những người đi khai phá vùng đất mới ven biển. Mùa làm...
Tháp cổ nghìn năm bí ẩn
Có niên đại từ thế kỷ 9, nhiều cổ vật trong lòng đất xung quanh tháp cổ Vĩnh Hưng ở Bạc Liêu đã phát lộ trong các lần khai quật...
Những ngôi nhà cổ trên đất nước Việt Nam
Những ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm với kiến trúc cổ điển đã trở thành những giá trị di sản cần được bảo tồn. Có những...
Xiêm Cán: Ngôi chùa Khmer lớn và lộng lẫy nhất ở Nam Bộ
Chùa Xiêm Cán là quần thể kiến trúc tôn giáo cổ và lớn bậc nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Chùa cách trung tâm thị xã Bạc...

Cẩm nang du lịch Bạc Liêu Xem thêm

Những điểm đến dịp Tết Dương lịch ở miền Tây
4 ngày nghỉ Tết Dương lịch là một cơ hội hiếm có để "xách ba lô lên và đi" khám phá các địa điểm du lịch miền Tây.

Ẩm thực Bạc Liêu Xem thêm

Cá lóc nướng mía Bạc Liêu níu chân du khách
Một phần cá lóc nướng mía có giá 90.000 đồng, không chỉ được những chị em ưa ăn vặt lựa chọn mà còn là "mồi" nhậu ưa thích của...
Chỉ mặt điểm tên những món ngon đất Bạc Liêu
Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng là nơi câu vọng cổ đầu tiên được cất lên, mà còn có những đặc sản trứ danh thấy là mê.

Văn hóa Bạc Liêu Xem thêm

Căn cứ Cái Chanh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
Di tích lịch sử Căn cứ Cái Chanh (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) đã được Thủ tướng ký Quyết định về việc xếp hạng Di tích quốc...
Người thương binh gần 50 năm giữ Đền thờ Bác Hồ
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nơi đây có một...
Nghề đan giỏ lục bình
Nghề đan giỏ lục bình ở Ninh Quới (Hồng Dân - Bạc Liêu) là nguồn thu nhập thêm của hàng nghìn người dân nơi đây từ việc tận dụng...
Sự thật bất ngờ về Công tử Bạc Liêu
Đúng 100 năm qua, cụm từ “Công tử Bạc Liêu” đã trở thành thành ngữ chỉ sự xa hoa, giàu có của ông Trần Trinh Huy (SN 1900, còn...
Dạ cổ hoài lang - sức sống mới sau 100 năm
100 năm qua, bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu vẫn làm rung động hàng triệu con tim người Việt và tiếp tục khơi...
“Đêm Công tử Bạc Liêu” có gì nổi bật?
Chương trình “Đêm Công tử Bạc Liêu” sẽ diễn ra trong Tuần Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu 2019 tại Khu di tích kiến trúc Nhà công tử...
Du lịch Bạc Liêu: Đi lên từ Dạ cổ hoài lang
Không ít người từng nói rằng, du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khó phát triển vì na ná nhau, thì với Dạ cổ hoài lang cùng...
Đặc sắc lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer
Lễ hội Ok om bok và đua ghe ngo của đồng bào Khmer nằm trong số những lễ hội chính thu hút nhiều người tham dự.

Trải nghiệm Bạc Liêu Xem thêm

Về xứ “ăn chơi” Bạc Liêu tìm những dấu ấn đẹp
Xứ sở Bạc Liêu không chỉ có các giai thoại, nơi đây còn là sự pha trộn nền văn hóa độc đáo giữa người Kinh, Hoa và Kh'mer để bạn...
Dạo chơi ở Hồng Dân
Dạo gần đây, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, được nhiều người chọn đến trong hành trình khám phá miền Tây sông nước. Một vùng nông...
Bình lặng Bạc Liêu
Đến với Bạc Liêu, du khách không thể không tham quan "cánh đồng điện gió" Bạc Liêu - một trong mười điểm du lịch tiêu biểu của...
Chiêm ngưỡng những công trình kỷ lục Việt Nam tại quảng trường lớn nhất ĐBSCL
Quảng trường Hùng Vương đã trở thành địa điểm tổ chức các cuộc mít tinh, những sự kiện lớn của tỉnh, đồng thời là nơi vui chơi,...

Tin tức Bạc Liêu Xem thêm

Bạc Liêu thu hút hơn 66.500 lượt khách tham quan du lịch trong dịp nghỉ lễ
Tại tỉnh Bạc Liêu, lượng khách cũng như doanh thu từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ - du lịch trong dịp lễ 2/9 năm nay đều tăng...
Bạc Liêu đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Địa điểm trận Giồng Bốm
Ngày 15/4, UBND tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Địa điểm trận Giồng Bốm (1946) và Kỷ niệm 76...
Bạc Liêu: Tưng bừng Lễ hội Nghinh Ông Đông Hải
Ngày 10/4, Lễ hội Nghinh Ông Đông Hải đã diễn ra tưng bừng tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
Bạc Liêu: Tiếp nhận 268 công dân Việt Nam về từ Nga vào Khu cách ly tập trung phòng bệnh COVID-19
Hôm nay (27/9), ông Bùi Quốc Nam - Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bạc Liêu thông...
Tận dụng đất trống trồng rau má, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng
Tại xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, nhiều hộ nông dân đang phát triển mô hình trồng rau má trên diện tích đất...
Bạc Liêu: Trao giấy xuất viện cho bé gái 5 tuổi đã được điều trị khỏi bệnh Covid-19
Hôm nay (13/8), Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu trao giấy xuất viện cho bé gái 5 tuổi đã được điều trị khỏi bệnh...
Bạc Liêu: 3 trường hợp từ Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào địa phương
Hôm nay (10/8), Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, vừa phối hợp với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh...
Bạc Liêu: Xử lý nghiêm người liên quan đến vụ người bán hàng rong tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19
Hôm nay (25/05), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bạc Liêu tổ chức cuộc họp đánh giá công tác này và kiểm điểm,...
Bạc Liêu: Phát hiện 3 người từ nước ngoài về không khai báo y tế
Chiều nay (24/05), ông Bùi Quốc Nam - Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bạc Liêu,...