Điểm đến

Khu di tích lịch sử Chi Lăng: 'Bảo tàng lịch sử ngoài trời lớn nhất thế giới'

09:48 - 30/08/2021
Chi Lăng là vùng đất giàu truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với những chiến công hiển hách của cha ông ta trong suốt lịch sử dựng nước, giữ nước. Chi Lăng có địa thế hiểm trở, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi non trùng điệp, nằm trên con đường huyết mạch nối liền tuyến liên vận quốc tế Á - Âu, có vị trí địa chiến lược quan trọng về kinh tế, văn hóa, ngoại giao và an ninh quốc phòng.

Khu di tích lịch sử Chi Lăng: Địa thế Chi Lăng nhìn từ trên cao. Ảnh: Bùi Thuận

Chi Lăng là ải hiểm trở nhất trên đường cái quan từ Nam Quan về Thăng Long. Ải Chi Lăng là một thung lũng nhỏ, hình bầu dục, hai đầu nam bắc thu hẹp, gần như khép kín. Chiều dài ải Chi Lăng khoảng 4km, chỗ rộng nhất hơn 1km.

Trong nhiều năm trước đây, các tài liệu về di tích Chi Lăng đều ghi nhận có 52 điểm di tích (trong đó bao gồm cả các di tích, dấu tích, địa danh tên gọi hiện còn và các câu chuyện truyền miệng còn lưu lại trong dân gian). Tuy nhiên theo kết quả kiểm kê di tích do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn thực hiện năm 2018, hiện chỉ còn 46 điểm di tích, địa điểm, địa danh còn được ghi nhận, 6 điểm còn lại đã hoàn toàn mất dấu tích.

Khu di tích lịch sử Chi Lăng: Sơ đồ Khu di tích lịch sử Chi Lăng

Khu di tích lịch sử Chi Lăng là một thung lũng hẹp, kẹp giữa hai dãy núi Bảo Đài và Cai Kinh, là nơi thể hiện tài thao lược, nghệ thuật quân sự của cha ông trong lịch sử, với tư duy chiến thuật tài tình, khả năng vận dụng/tận dụng tối đa địa hình địa thế đã góp phần vào thắng lợi của các trận đánh. Với việc kết hợp tiến công quân sự với nghi binh, địch vận, kết hợp và vận dụng thành công các hình thức chiến thuật: phục kích, tập kích, truy kích, công thành, tác chiến trận địa trong trận Chi Lăng đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trong nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Lam Sơn, góp phần quyết định trong thắng lợi của cuộc kháng chiếng chống Minh.

Thời tiền sử Chi Lăng đã là quê hương của các nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng như: Bắc Sơn, Mai Pha với hệ thống di tích tiêu biểu như Hang Lạng Nắc, Hang Ngườm Sâu, Hang Nà Ngụm… nơi lưu giữ, phát hiện những di vật, mảnh tước, rìu đá, mảnh gốm… minh chứng cho những giai đoạn sơ sử, tiền sử của người Việt cổ có giá trị về nghiên cứu khoa học. Trên mảnh đất này còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Hang Gió, núi Bàn Cờ, Núi Phượng Hoàng, Núi Mặt Quỷ, Núi Mã Yên… có giá trị về cảnh quan, môi trường tự nhiên hấp dẫn.

Khu di tích lịch sử Chi Lăng: Thị trấn Đồng Mỏ. Ảnh: Bùi Thuận

Chi Lăng ghi dấu những trang sử hào hùng của dân tộc với tầng tầng lịch sử, lớp lớp chiến công của cha ông ta với 2 lần chống Tống (năm 981 và 1077), 2 lần kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (năm 1285 và 1287), cuộc chống quân xâm lược Mãn Thanh (năm 1788 - 1789), đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ (tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh những năm 1882 - 1888, nữ du kích Quang Lang bắn rơi máy bay Mỹ). 

Trong lịch sử, đây là nơi liên tục diễn ra các trận đánh mang tính chiến lược trong lịch sử quân sự Việt Nam, mà đỉnh cao là chiến thắng Chi Lăng năm 1427 quân và dân ta đã lập nên một chiến công vang dội tiêu diệt đạo quân tiếp viện hơn 10 vạn quân Minh do Liễu Thăng chỉ huy, góp phần kết thúc trường kỳ cuộc kháng chiến, lật nhào ách đô hộ của Nhà Minh dành lại trọn vẹn non sông, đất nước.

Khu di tích lịch sử Chi Lăng: Ải Chi Lăng

Chiến thắng Chi Lăng đã đi vào lịch sử vào Lịch sử Việt Nam một mốc son chói lọi, cùng với các chiến thắng Bạch Đằng, Như Nguyệt, Rạch Gầm, Xoài Mút, Ngọc Hồi - Đống Đa, Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh… Chiến thắng Chi Lăng là khúc ca hùng tráng về chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần quyết chiến quyết thắng và nghệ thuật quân sự tuyệt vời của dân tộc ta. Với những giá trị lịch sử quan trọng đó ngày 28/4/1962 Khu di tích được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia đợt đầu theo Quyết định số 315/QĐ-BVH; Chi Lăng được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; năm 2019, Khu di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1954/QĐ-TTg, ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ - khẳng định vị trí quan trọng của khu di tích trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Viêt Nam.

Có thể khẳng định rằng, trong suốt chiều dài hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Khu di tích lịch sử Chi Lăng đã tạo nên những dấu ấn quân sự rất đáng tự hào. Nó đã từng nhiều phen làm kẻ thù xâm lược phải “kinh hồn, bạt vía”, không chỉ nổi tiếng trong nước, mà còn được bạn bè quốc tế biết đến. Điều đó đã khẳng định và chứng minh địa thế đặc biệt quan trọng của vùng đất Chi Lăng cũng như tầm nhìn chiến lược, trình độ tổ chức chiến trận và nghệ thuật quân sự của ông cha ta đối với địa thế của Chi Lăng trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Với những “lợi thế” về thời gian, không gian, Khu di tích lịch sử Chi Lăng thực sự là điểm du lịch độc đáo, hấp dẫn. Nhiều chuyên gia đều chung nhận định, nếu biết liên kết các điểm di tích thành một “tour khép kín”, quần thể di tích Chi Lăng sẽ có sức hút lớn với du khách.

Để xây dựng thương hiệu Khu di tích lịch sử Chi Lăng là điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước, tỉnh Lạng Sơn đã lập “Đề án Xây dựng và phát triển Khu di tích Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” với mục tiêu “Xây dựng Khu Di tích thành không gian giáo dục truyền thống - lịch sử - văn hóa - tâm linh tiêu biểu của tỉnh, có quy mô, ý nghĩa chiến thắng của dân tộc Việt Nam, kết hợp xây dựng thành điểm du lịch có tính chất trung tâm, động lực của tỉnh Lạng Sơn kết nối với các khu, điểm du lịch trong tỉnh và khu vực.

Phát huy giá trị Khu di tích, tăng cường thu hút đầu tư, phát triển du lịch, dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống nhân dân” và mục tiêu cụ thể “Bảo vệ, gìn giữ, làm sáng tỏ và phong phú thêm các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của toàn bộ Khu di tích; tôn vinh giá trị lịch sử và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Mở rộng phạm vi ranh giới, không gian Khu di tích đáp ứng việc tiếp tục phát triển Khu di tích trong tình hình mới. Phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Khu di tích đảm bảo đồng bộ và thuận tiện. Phát triển hệ thống dịch vụ du lịch đa dạng, phong phú, chất lượng cao nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của du khách quanh năm.

Đồng thời công tác bảo tồn phát huy các giá trị di tích phải dựa trên quan điểm tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững, giữ gìn, duy trì các giá trị cộng đồng, phát triển du lịch cần gắn với lợi ích cộng đồng, có sự tham gia của cộng đồng. Công tác bảo tồn giá trị lịch sử, văn hoá, tự nhiên Khu di tích làm nền tảng, khai thác đi đôi với bảo vệ, phát huy các giá trị phục vụ khách tham quan du lịch. Lấy giá trị của khu di tích làm động lực để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và ngược lại phát triển kinh tế – xã hội là nguồn lực để bảo tồn, tôn tạo các di tích.

Theo Trung tâm TTXLDL Lạng Sơn

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV

Tỉnh thành Lạng Sơn

Lạng Sơn
"Ai lên xứ Lạng cùng anh/Bõ công bác mẹ sinh thành ra em".

Điểm đến Lạng Sơn Xem thêm

Mẫu Sơn
Mẫu Sơn được biết đến là khu nghỉ dưỡng từ thời Pháp thuộc, nằm ở tỉnh Lạng Sơn.
Ải Chi Lăng
Với địa thế hiểm yếu, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành tự nhiên ngăn chặn các cuộc xâm lăng từ phương Bắc.
Thung lũng hoa Bắc Sơn
Với bạt ngàn hoa trên nền những dẫy núi đá vôi hùng vĩ, thung lũng hoa Bắc Sơn đã đẹp lại còn thú vị hơn với những trang trí mùa...
 Lên Mẫu Sơn
Chúng tôi lên Mẫu Sơn. Cảm giác từ trên cao nhìn xuống bốn bề núi non trùng điệp trong mây thật đặc biệt. Con đường dài trên 15...
Đền Tả Phủ - Lạng Sơn
Đền Tả Phủ nằm ở trung tâm phố chợ Kỳ Lừa thuộc phường Hoàng Văn Thụ được xây từ năm Chính Hòa thứ 4 (1683) thờ Tả đô đốc Hán...
Ghé thăm Di tích danh thắng Tam Thanh
Di tích Tam Thanh nằm trong quần thể di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh, núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc, là “Đệ nhất bát cảnh” trong...
Vẻ đẹp Bắc Sơn
Với những người yêu nhiếp ảnh và những người có đam mê du lịch thì cái tên thung lũng Bắc Sơn không còn xa lạ.
Để Lễ hội Gội đầu trở thành sản phẩm du lịch độc đáo
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những đời sống văn hóa tinh thần cùng những hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc...
Lạng Sơn: Điểm đến du lịch tâm linh trong dịp Tết Nguyên đán
Một trong những điểm hấp dẫn du khách đến với Lạng Sơn mỗi dịp Tết đến, Xuân về là các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn...

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn Xem thêm

Những kinh nghiệm du Lịch Bắc Sơn – Lạng Sơn không thể bỏ qua
Bắc Sơn – “Quê hương cách mạng, quê hương anh hùng” là cái tên không xa lạ trong các trang sử sách lừng lẫy của dân tộc, là huyện...
Điểm danh 4 "Vạn Lý Trường Thành" nổi tiếng của Việt Nam
Không cần đi đâu xa, 4 địa danh được coi là "Vạn Lý Trường Thành Việt Nam" cũng đẹp mê hồn, đủ sức cho bạn những trải nghiệm khó...
Mẫu Sơn trắng xóa trong băng giá
Nhiệt độ sáng 31/12 tiếp tục xuống âm một, băng trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) kết dày hơn, tạo nhiều hình thù kỳ lạ.
Đến xứ Lạng, đừng bỏ qua những điểm dừng chân này
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, chỉ 1 câu ca dao mà đã nói lên nét đẹp của xứ Lạng.

Ẩm thực Lạng Sơn Xem thêm

Đặc sản xứ Lạng nhất định phải thử
Vịt quay; phở chua; nem nướng Hữu Lũng; bánh ngải... là những đặc sản nhất định phải thử khi đến xứ Lạng.
Măng vầu xào thịt lợn hun khói - món ngon khó cưỡng của người Lạng Sơn
Người dân vùng cao Lạng Sơn chỉ cần vào rừng đào những búp măng nằm ẩn dưới lớp lá cây là đã có món ngon.
Ngon nức tiếng 5 đặc sản ở Lạng Sơn
Lạng Sơn không chỉ có núi non hùng vĩ, cảnh đẹp thơ mộng níu chân du khách. Nơi đây còn có những món ngon đặc sản, cũng chính là...
Bún ngô - Món quà ẩm thực Xứ Lạng
Nếu miến dong là tặng phẩm của đất Cao Bằng, bánh đa cua là đặc sản của Hải Phòng thì khi đến với Xứ Lạng, du khách có thể mua...
Lên Mẫu Sơn thưởng thức gà sáu cựa
Đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cao hơn 1.500m so với mực nước biển, là xứ sở của mây, gió và sương mù quanh năm. Nơi đây không chỉ khí...
Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn
Lạng Sơn là mảnh đất sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày và Nùng, hai dân tộc này đã có công khai khẩn đất đai vẽ nên hình hài...
Đặc sản Lạng Sơn: Bánh áp chao ngày đầu đông lành lạnh tuyệt ngon
Bánh áp chao là một đặc sản có cái tên và hương vị lạ lùng khiến du khách ấm lòng ngày đông giữa phố phường Lạng Sơn tấp...
Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn
Lạng Sơn là mảnh đất sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày và Nùng, hai dân tộc này đã có công khai khẩn đất đai vẽ nên hình hài...
“Pẻng tải” - Món bánh đen sì, ngọt mà không ngấy của người Tày - Nùng
“Pẻng tải” (bánh gai) là món bánh quen thuộc không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng (Lạng Sơn) dịp Rằm tháng...

Văn hóa Lạng Sơn Xem thêm

Lạng Sơn đăng cai Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2021
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành quyết định về việc tổ chức Ngày hội VHTT&DL các dân tộc vùng Đông Bắc lần...
Độc đáo nghề làm ngói âm dương của người Tày, Nùng xứ Lạng
Xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử mà còn nổi tiếng với nghề làm mái ngói âm...
Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày khởi nghĩa Bắc Sơn
Khởi nghĩa Bắc Sơn là mốc son chói lọi trong lịch sử đánh giặc cứu nước của dân tộc ta, là tiếng súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ...
Hội Háng Pỉnh dịp trăng rằm của người Tày, Nùng
Ngày 12/8 âm lịch hàng năm, đồng bào Tày, Nùng rộn ràng đi trẩy hội Háng Pỉnh hay còn gọi là “hội bánh nướng”. Đến với hội Háng...
Nghệ nhân Ưu tú Hà Mai Ven - Chim sơn ca của hát Sli slình làng Xứ Lạng
Xứ Lạng - mảnh đất nơi địa đầu của Tổ quốc thơ mộng và hùng vĩ với mây núi có những làn điệu Then, Sli, Lượn Tày Nùng ngọt ngào,...
Giá trị trường tồn của Di sản Thực hành Then
Hát then đàn tính là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc Tày, Nùng, Thái, xuất hiện lâu đời ở các tỉnh...
Lễ Lẩu Then của người Tày
Sinh sống lâu đời trên vùng đất địa đầu tổ quốc, đồng bào dân tộc Tày, tỉnh Lạng Sơn hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa...
Để hát Then Tày, Nùng lan tỏa trong cộng đồng
Hát then là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào Tày, Nùng các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Thời gian qua,...
Lạng Sơn: Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Tối 10/9, Tỉnh đoàn Lạng Sơn phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Lạng Sơn tổ chức "Đêm hội Trăng Rằm xứ Lạng" năm 2019 và tặng...

Trải nghiệm Lạng Sơn Xem thêm

Hấp dẫn trải nghiệm 'Lạng Sơn - Đêm huyền bí'
Bên cạnh tiềm năng du lịch tâm linh, du lịch mua sắm vùng biên mậu, tỉnh Lạng Sơn còn sở hữu hệ thống hang động đẹp, trong đó...
Chinh phục đỉnh Phia Po
So với những địa điểm nổi tiếng được giới trẻ đam mê trekking (loại hình thể thao leo núi) liệt kê vào danh sách "phải chinh...
Bắc Sơn rực rỡ mùa vàng
Cứ đến mùa lúa chín, thường tháng 7 và tháng 11 dương lịch hàng năm, cả thung lũng khoác lên một màu vàng óng, rực rỡ.
Ảnh: Ngỡ ngàng vẻ yên bình ở làng đá nơi biên giới xứ Lạng
Chìm trong không gian của đá, làng đá Thạch Khuyên, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) mang vẻ đẹp nguyên sơ, yên bình nơi biên...
Lạng Sơn có thung lũng hoa lớn nhất Việt Nam
Được mở rộng diện tích gấp 5 lần so với năm 2017, Thung lũng hoa Bắc Sơn hiện có diện tích 20ha, là thung lũng hoa lớn nhất Việt...
Kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn từ A đến Z
Làm thế nào để có một chuyến du lịch Lạng Sơn trọn vẹn? Hãy cùng tìm hiểu những gợi ý nhỏ sau đây:

Tin tức Lạng Sơn Xem thêm

Lạng Sơn: Khai thác giá trị văn hóa bản địa phục vụ du lịch
Tỉnh biên giới Lạng Sơn có nhiều dân tộc anh em như Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa.... cùng chung sống từ lâu đời tạo nên bản sắc văn...
Lạng Sơn: Khởi công Dự án Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn
Sáng 20/5, UBND tỉnh Lạng Sơn đã khởi công dự án Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn tại đỉnh Mẫu Sơn, huyện Lộc...
Đưa "Hoa Đào xứ Lạng" thành thương hiệu du lịch của Lạng Sơn
Lạng Sơn vốn nổi tiếng là xứ sở của hoa đào. Trên đà phát triển, hội nhập, "hoa đào xứ Lạng" từng bước được nâng tầm, trở thành...
Lạng Sơn: Băng giá bao phủ trên đỉnh Mẫu Sơn, dự báo kéo dài tới giữa tuần
Sáng nay, vào lúc 10h, tại đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn), nhiệt độ đã giảm xuống âm 1 độ, băng giá bao phủ dày đặc.
Lên Mẫu Sơn ăn tết người Dao
Từ bao đời nay, người Dao ở xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) luôn có ý thức giữ bản sắc văn hoá dân tộc, không pha...
Ngày xuân đến Bắc Sơn nghe hát ví Tày
Bạn đã bao giờ đến “thung lũng vàng” Bắc Sơn nơi xứ Lạng? Đây là vùng đất phong cảnh hữu tình với những thảm lúa chín vàng trải...
Lạng Sơn: Công bố Biểu trưng và Khẩu hiệu du lịch
Sáng 15/12, Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức công bố Biểu trưng (Logo) và Khẩu hiệu (Slogan) du lịch của tỉnh...
Lạng Sơn triển khai chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành kế hoạch về việc triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, phương án đón...
Lạng Sơn: Phát hiện mộ táng trẻ em niên đại 11.000 năm
Được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) phối hợp Bảo tàng...