Mũi Né, Phan Thiết
Lượng khách du lịch đến Bình Thuận ngày càng tăng nhanh. Ngoài thế mạnh về điều kiện khí hậu, biển, cảnh quan, chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư, cơ sở hạ tầng phát triển, giao thông được đầu tư… là các yếu tố giúp du lịch Bình Thuận có nhiều khởi sắc. Cùng với đó, việc Chính phủ ký ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Mũi Né (Bình Thuận) đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã thực sự là động lực phát triển mới cho ngành Du lịch Bình Thuận.
Để tạo nên sản phẩm du lịch đa dạng và đặc sắc, ngoài thế mạnh du lịch biển kết hợp nghỉ dưỡng, thể thao, sinh thái khám phá đồi cát, Bình Thuận xây dựng và khai thác thêm các sản phẩm văn hóa, nhất là văn hóa Chăm, du lịch gắn với cộng đồng, làng nghề, du lịch đô thị gắn với sự kiện, lễ hội… Cùng với đó, Bình Thuận chú trọng liên kết với tỉnh Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, để tạo ra những tour, tuyến du lịch đặc trưng, mang tính liên kết vùng như: Hoa Đà Lạt - Chợ Bến Thành - Biển Mũi Né, tuyến du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung… Ngoài ra, tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Bình Thuận hiện có 488 cơ sở lưu trú du lịch với 14.700 phòng. Các cơ sở lưu trú du lịch ngày càng chú ý đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, đa dạng các dịch vụ giải trí, ăn uống nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Với định hướng phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, đặc biệt là thắng cảnh Bàu Trắng và các đồi cát ven biển, bên cạnh việc hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Mũi Né đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật du lịch, đáp ứng các tiêu chí của Khu Du lịch quốc gia. Qua đó, nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tầm cỡ để phát triển Khu Du lịch quốc gia Mũi Né trở thành điểm đến hấp dẫn của vùng du lịch Duyên hải Nam Trung bộ và cả nước; phấn đấu đến năm 2030, trở thành một trong những điểm đến hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 2018, Bình Thuận ước đón trên 5,75 triệu lượt khách, tăng 12% so với năm 2017, trong đó khách du lịch quốc tế khoảng 675.000 lượt, tăng 14% so với năm 2017. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt hơn 12.800 tỷ đồng, tăng 18,8% so với năm 2017. Năm 2018 có thêm 9 dự án du lịch được cấp chứng nhận đầu tư, nâng tổng số dự án du lịch lên 390 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng. Hiện 184 dự án đã đi vào hoạt động.
Lương Trang (theo TTXVN)
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa có quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với thắng cảnh Hòn Cau ở xã...
Cách thành phố Phan Thiết khoảng 40km về hướng Bắc, làng chài Hồng Chính, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh...
Sáng 4/4, thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du...
Nhằm từng bước phục hồi thị trường khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận, khôi phục lại các hoạt động của...
Dịp Tết Nhâm Dần 2022 tỉnh Bình Thuận đón khoảng 75.000 lượt khách tham quan lưu trú.
Theo quy định đã điều chỉnh của Bình Thuận, khách du lịch từ vùng cam hay vùng đỏ chỉ cần cung cấp kết quả...
Từ cuối tháng 10/2021, đến nay gần 80 cơ sở kinh doanh lưu trú tại Bình Thuận đã được phép đón khách trở lại....
Sau hơn một tháng mở cửa đón khách trở lại, ngành du lịch Bình Thuận tiếp tục triển khai những giải pháp tích...
Trước tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn đang diễn biến rất phức tạp, số ca mắc mới liên tục tăng và lan...
Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, thêm 9 cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố...
Sáng 24/10, tại Mũi Né, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức Chương trình chào đón du khách đến nghỉ dưỡng...
Chiều 20/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có văn bản về việc triển khai các hoạt động du lịch trong...