Đầu năm 2019, Công ty TNHH Hmông 4S Việt Nam được thành lập tại tổ dân phố 1, phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ. Hơn 20 lao động thường xuyên làm việc tại đây hầu hết là đồng bào Mông đến từ các địa phương như Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Mỗi ngày ở đây sản xuất ra hàng trăm mét vải và các bộ váy dân tộc Mông rất đẹp mắt. Mặc dù mới xuất hiện nhưng sản phẩm của công ty đã được đồng bào dân tộc Mông trong khu vực ưa chuộng.
Giám đốc Lảo A Củ cho biết: "Hoa văn, họa tiết thì hiện tại em chỉ nghiên cứu một số để phục vụ nhu cầu của bà con. Thời gian tới em sẽ nghiên cứu sâu rộng hơn những nét hoa văn, họa tiết mà bà con đồng bào dân tộc Mông đã gìn giữ bao đời nay."
Sinh ra ở quê hương Nậm Có, như nhiều gia đình khác ở huyện nghèo Mù Cang Chải, cuộc sống của gia đình có tới 7 người con luôn chật vật với mưu sinh. Lớn lên trong nghèo khó, nhưng ý chí vươn lên của cậu bé Củ cứ lớn dần theo năm tháng. Năm 2011, được theo học tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái, Lảo A Củ đã quyết tâm theo đuổi mơ ước của mình bằng cách thi đỗ vào Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Theo học nơi thành phố, chỉ có khoản học phí là được gia đình hỗ trợ, Lảo A Củ đã phải xoay sở đủ việc để có tiền trang trải chi phí cuộc sống. Thế nhưng, đam mê của chàng trai trẻ người Mông đã giúp Lảo A Củ gắn chặt với những công việc làm thêm liên quan đến thời trang. Bắt đầu là một vị trí đứng máy in cho một cửa hàng. Rồi sau đó, được sự giúp đỡ của mọi người, Củ đã tự mở một shop in quà tặng. Đam mê, sáng tạo và chăm chỉ làm việc, Lảo A Củ đã không chỉ vun đắp cho mình hoài bão, ước mơ để không chỉ tồn tại ở thành phố mà còn khơi gợi trong anh ý tưởng tự tay mình in ra những tấm vải thổ cẩm mang hoa văn, họa tiết của đồng bào dân tộc Mông.
Vươn lên trong khó khăn, cứ ngỡ, sẽ phải theo học đại học đến cùng, thì Lảo A Củ lại quyết định rẽ ngang khi đang là sinh viên năm 2, để bắt đầu hành trình khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang.
Sau khi nghiên cứu kỹ trang phục truyền thống của đồng bào Mông ở các nhóm: Mông si, Mông lềnh, Mông đen và một số nhóm khác, đầu năm 2019, Lảo A Củ quyết định khởi sự kinh doanh bằng việc thành lập công ty của mình.
Lảo A Củ hướng dẫn nhân viên công ty các bước tạo nên sản phẩm chất lượng
Vốn đầu tư ban đầu khoảng 500 triệu đồng, chủ yếu là để mua máy in, máy ép chuyển nhiệt, máy dập ly, máy may, máy tính... Lảo A Củ cùng đồng nghiệp say mê nghiên cứu, sáng tạo để vừa kế thừa những nét tinh hoa trong trang phục truyền thống vừa kết hợp với công nghệ hiện đại trong sản xuất và làm tốt khâu thị trường nên sản phẩm của công ty có nhiều ưu điểm so với hàng may sẵn từ Trung Quốc và các địa phương khác nên nhanh chóng được cộng đồng người Mông đón nhận.
Ở khâu lựa chọn lao động, Củ đặc biệt ưu tiên các bạn là người Mông vì theo Củ thì các bạn ấy rất am hiểu về trang phục truyền thống của dân tộc mình. Hơn nữa, Củ cũng mong muốn tạo công ăn việc làm để thanh niên người Mông có thể thoát ly khỏi mảnh nương, thửa ruộng.
Hờ A Ninh, người bạn thân luôn sát cánh với Củ cho biết: "Công ty mới phát triển nên còn nhiều khó khăn... nhưng anh em cùng nhau xây dựng đội ngũ nhân lực, máy móc để làm sao mọi thứ được trôi chảy, phát triển."
Sau một năm đi vào hoạt động, công ty của Lảo A Củ hiện đã cơ bản ổn định sản xuất và đầu ra cho sản phẩm. Mặt hàng chủ yếu là các mẫu vải may váy áo và các loại váy may sẵn. Bình quân mỗi tháng, công ty có doanh thu từ 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 20 lao động với mức thu nhập bình quân từ 3 - 6 triệu đồng/tháng.
Vải thổ cẩm của công ty được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi màu sắc và họa tiết rất đẹp
Vàng Thị Mang, một lao động đang làm việc tại đây cho biết: "Em làm việc ở công ty gần một năm. Lương của em đảm bảo được cho cuộc sống. Em mong công ty sẽ ngày càng phát triển, tạo được nhiều công ăn việc làm cho con em đồng bào dân tộc Mông."
Con đường lập nghiệp của Lảo A Củ vẫn còn dài phía trước với không ít khó khăn, nhưng cũng nhiều cơ hội đang mở ra với nhiều thử thách. Một thanh niên dám nghĩ, dám làm như Lảo A Củ chắc hẳn sẽ biết cách vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ để thành công. Từ đó trở thành một tấm gương về lập thân, lập nghiệp cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số./.
Đinh Tuấn/VOV Tây Bắc
Đình Làng Than ở xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vừa được đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp...
Thời điểm này, lúa chín vàng trên những triền ruộng là lúc cảnh sắc ở huyện vùng cao Mù Cang Chải đẹp nhất...
Tối 30/4, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi bài ca thống...
Bà Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái cho biết: Trong dịp nghỉ lễ...
Ngày 19/4, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Ủy ban nhân dân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị kích cầu phát triển...
Trong năm 2022, tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch. Đây là những điểm nhấn trong...
Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Yên Bái liên tục ghi nhận và phát hiện các khối đá khắc cổ trên địa bàn xã Lao...
Hôm nay 5/11, Bảo tàng Yên Bái tổ chức Lễ tiếp nhận 96 hiện vật từ Ban Liên lạc Giải phóng Chiến khu Vần tỉnh...
Năm nay là năm thứ 2 liên tiếp ngành du lịch Yên Bái chịu tác động mạnh bởi đại dịch COVID-19. Trong 9 tháng...
Vượt qua cung đường quanh co, uốn lượn ôm trọn lấy những sườn núi, hít một hơi căng đầy lồng ngực để tận...
Thạc sỹ Lý Kim Khoa, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết, trong đợt khảo sát sưu tầm chuyên đề các...
Ngày 27/6, tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình đường...