Văn hóa

Cao Bằng: Độc đáo nghề thêu thổ cẩm của phụ nữ Dao Tiền

17:24 - 21/05/2020
Bằng việc gìn giữ, phát huy nghề thêu thổ cẩm truyền thống, chị em phụ nữ Dao Tiền ở xóm Nà Chắn, xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng có thêm thu nhập và góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương.

Bộ trang phục của phụ nữ Dao Tiền 

Ở xóm Nà Chắn, nhiều chị em phụ nữ Dao từ nhỏ đã được các bà, các mẹ dạy nghề thêu truyền thống của dân tộc. Nhóm thêu thổ cẩm truyền thống xóm Nà Chắn được thành lập từ năm 2012, đến nay đã có 17 hội viên. 

Từ những tấm vải thổ cẩm truyền thống, với đôi bàn tay khéo léo, sự cần cù, chị em người Dao ở đây đã tạo ra các sản phẩm thổ cẩm trên nền vẽ sáp ong mang bản sắc rất riêng. Đó là những bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền với nhiều hoa văn đẹp mắt: họa tiết hình học, cỏ cây, hoa lá, muông thú mang nhiều ý nghĩa; những chiếc vỏ gối, chiếc túi, những chiếc khăn trải bàn, đồ lưu niệm được thêu hoa văn tinh xảo. 

Các mặt hàng trong xưởng thêu 

Chị Bàn Thị Xuân, thành viên nhóm thêu cho biết thêm: "Để làm được sản phẩm tốt thì phải cẩn thận lựa chọn vải thổ cẩm, sau đó đem về nhuộm tràm rồi mới thêu các hình hoa văn. Những bộ quần áo truyền thống và nhiều sản phẩm lưu niệm như khăn túi… phải tỉ mẩn, kiên nhẫn thêu thùa. Do hoàn toàn làm thủ công nên các sản phẩm của nhóm phải luôn đạt chất lượng, người tiêu dùng mới ưa thích và đảm bảo uy tín lâu dài.”

Chị Bàn Thị Bích, dân tộc Dao Tiền tham gia nhóm thêu thổ cầm truyền thống từ khi thành lập đến nay cho biết, từ những sản phẩm thêu của mình, hàng tháng chị và nhiều chị em khác trong xã đã có thu nhập ổn định từ 500.000 đến 3.500.000 trở lên.

“Trước khi tham gia vào nhóm thêu thổ cẩm, thu nhập gia đình chỉ trông chờ làm nông. Sau khi vào nhóm thêu tôi đã có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình và biết thêu thùa để làm ra nhiều sản phẩm khác nữa,”chị Bích cho biết. 

Hoa văn tinh sảo trên chiếc khăn thổ cẩm 

 Hiện nay, ngoài những váy áo truyền thống của dân tộc, các hội viên trong tổ thêu Nà Chắn đã sản xuất được 20 loại mặt hàng như: móc chìa khóa, vỏ gối, vỏ chăn, khăn trải bàn, ba lô, túi đựng điện thoại… cùng một số sản phẩm lưu niệm. Các sản phẩm hoàn toàn được thêu tay thủ công, được chị em giới thiệu, quảng bá trên các trang mạng xã hội, như facebook, zalo nên sản phẩm làm ra ngày càng được nhiều người biết đến, được thị trường, khách du lịch ưu chuộng đặt hàng, mang lại nguồn thu nhập để nhóm duy trì nghề truyền thống. 

Chị Triệu Thị Nhím, chủ nhiệm nhóm thêu Nà Chắn thêu chia sẻ: “Lập nhóm thêu thổ cẩm Nà Chắn để gìn giữ nghề truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc và tạo thu nhập cho chị em. Sản phẩm làm ra được khách du lịch rất ưa thích. Năm nay do dịch bệnh Covid-19 nên ảnh hưởng ít nhiều đến việc tiêu thụ sản phẩm. Chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ để nhóm duy trì hoạt động lâu dài.”

Chị em chia sẻ kinh nghiệm thêu 

Ông Hoàng Tòn Sao, Chủ tịch UBND xã Hoa Thám cho biết, hoạt động của nhóm thêu xóm Nà Chắn đã giúp nhiều chị em có thu nhập và quan trọng hơn là lan tỏa được ý thức trách nhiệm của bà con trong việc duy trì nghề truyền thống. Vì thế, xã đã, đang và sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để chị em yên tâm với nghề thêu thổ cẩm này.

“Xã đã kết nối một số trung tâm đưa chị em đi quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở nhiều nơi. Bên cạnh đó,UBND xã cũng đã giúp đỡ xây dựng kế hoạch hoạt động cho nhóm và định hướng các sản phẩm bán ở đâu. Và dự án CFP Phát triển nông hội tỉnh Cao Bằng đã mở các lớp tập huấn dạy nghề, hỗ trợ kinh phí cho nhóm thêu thổ cẩm Nà Chắn phát triển.” ông Hoàng Tòn Sao cho biết.

Nhóm thêu thổ cẩm xóm Nà Chắn 

Từ đôi bàn tay khéo léo, tỷ mẩn từng đường kim, mũi chỉ, nghề thêu truyền thống ở xóm Nà Chắn, xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng không chỉ tiếp tục được chị em gìn giữ, phát huy, mà còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể, nâng cao cuộc sống cho các gia đình trong lúc nông nhàn./. 

Chẻo Thu/ VOV Tây Bắc


Tỉnh thành Cao Bằng

Cao Bằng
Cao Bằng nổi tiếng có địa hình đa dạng và sông suối dày đặc.

Điểm đến Cao Bằng Xem thêm

Động Ngườm Ngao
Khám phá hang động 300 triệu năm tuổi với những khối thạch nhũ và cột đá muôn hình vạn trạng.
Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, được ví như “tiên cảnh giữa núi rừng” Cao Bằng.
Theo chân “phượt thủ” khám phá đèo 14 tầng nổi tiếng bậc nhất ở Cao Bằng
Đèo nằm trên quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc, dài khoảng 2,5 km. Đây là cung đường...
Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo – Địa chỉ đỏ trên hành trình về nguồn
Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân núi Slam Cao thuộc địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám (huyện Nguyên...
Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc – Chốn linh tự thiêng liêng nơi núi rừng biên cương Tổ quốc
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tọa lạc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây...
Mùa gặt bên dòng Quây Sơn
Cảnh sắc non cao nước biếc ở nhiều vùng đất của Cao Bằng hòa quyện cùng những cánh đồng lúa chín vàng tạo nên bức tranh thiên...
Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén - vùng núi của những đổi thay
Nằm trong Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (hay còn gọi là Phia Oắc - Phia...
Con đèo 14 khúc cua tay áo hùng vỹ bậc nhất vùng núi Đông Bắc
Dài khoảng 2,5 km, cung đường qua đèo Mẻ Pja (Cao Bằng) là một trong những tuyến giao thông quanh co hùng vỹ bậc nhất khu vực...
“Kiệt tác” động Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, trong lòng núi đá ở bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách thác Bản...

Ẩm thực Cao Bằng Xem thêm

Bánh dày - lễ vật trong cưới hỏi của người Tày
Tại Việt Nam, nghi thức cưới hỏi ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những nét riêng, mang bản sắc văn hóa độc đáo. Đối với người...
Mác kham - Món ăn vặt vừa có vị độc đáo vừa có lợi cho sức khỏe
Mác kham (còn gọi là me rừng) - loại cây mọc tự nhiên ở các vùng rừng núi phía Bắc ở nước ta, trong đó có Cao Bằng. Quả mác kham...
Các món bánh dân dã ở Cao Bằng
Bánh coóng phù, bánh ngô non, bánh cao chằng, bánh khẩu sli Nà Giàng là những món bánh dân dã ở Cao Bằng.
Hấp dẫn đặc sản bún ngũ sắc tại Cao Bằng
Những sắc màu rực rỡ và không khí rộn ràng biến những xưởng sản xuất bún ngũ sắc thành một điểm tham quan độc đáo tại thành phố...
Thứ xôi từ quả rừng gây 'sốt' giữa thủ đô
Xôi trám ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám...
Ngọt thơm bánh cuốn canh "nước non Cao Bằng"
Thay vì nước chấm pha mắm, bánh cuốn Cao Bằng ăn với nước xương ninh thơm thơm vị ớt cùng măng ngâm mắc mật nên còn gọi là “bánh...
9 đặc sản phải thử ở quê hương Hoa hậu Lương Thùy Linh
Tân Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 đến từ Cao Bằng, nơi có nhiều món ăn ngon, lạ mà bạn nên thử một lần trong đời.
Bánh cuốn Cao Bằng có gì hấp dẫn?
Bánh cuốn là một trong những món ăn nổi tiếng của ẩm thực Việt Nam, nhất là khu vực phía Bắc. Nếu như người dân, du khách trong...
“Pẻng đổng” - Món ăn của người Tày ở chợ vùng biên
Tại chợ phiên miền biên viễn xóm Bản Rạ, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) có nhiều món ăn mang đặc trưng của vùng đất này. Trong đó có...

Trải nghiệm Cao Bằng Xem thêm

Ngắm vẻ đẹp Di tích quốc gia Mắt Thần núi (Cao Bằng)
“Mắt Thần núi”, "Núi Thủng" hay "Núi Mắt Rồng" là những tên gọi khác nhau của một danh thắng độc đáo, hứa hẹn là điểm đến lý...
Bay dù lượn chiêm ngưỡng di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng
Từ ngày 13-14/11/2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng phối hợp với Hội Dù lượn thành phố Hà Nội khảo sát điểm bay...
Theo chân người Dao Tiền thu hoạch tổ ong rừng khổng lồ
Những tổ ong rừng khổng lồ là nguồn cung cấp sáp, dùng trang trí trang phục truyền thống. Đây là nét văn hóa độc đáo của người...
Pác Bó vào xuân
Những mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, những con đường thảm bê tông sạch sẽ, những ngôi nhà khang trang, những...
Khám phá nghề làm hương truyền thống của người Nùng ở Cao Bằng
Hàng năm, cứ dịp cận Tết Nguyên đán, người Nùng ở xóm Phia Thắp (xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) dọn sạch gốc rạ,...
Non nước Cao Bằng - Điểm hẹn mùa thu
Mùa thu, đến với Cao Bằng bạn sẽ được ngắm Thác Bản Giốc ào ạt nước, động Ngườm Ngao lấp lánh ánh vàng và đi dạo trong khu du...
Du Xuân non nước Cao Bằng
Cao Bằng, tỉnh miền núi biên giới Đông Bắc có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2, diện tích núi rừng chiếm hơn 90%, là cao nguyên đá...
Trải nghiệm du lịch cộng đồng xóm Hoài Khao
Nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Phja Oắc, Phja Đén, huyện Nguyên Bình, xóm Hoài Khao có 100% dân tộc Dao Tiền sinh sống....
Nhộn nhịp phố đi bộ và chợ ẩm thực phố núi Cao Bằng
Theo đoàn khách du lịch từ Hà Nội, chúng tôi được hòa mình vào không khí nhộn nhịp của phố đi bộ Kim Đồng và...

Cẩm nang du lịch Cao Bằng Xem thêm

8 con đèo miền Bắc hút hồn dân du lịch bụi
Những con đèo miền Bắc gây ấn tượng bằng những khúc tay áo liên tục cùng cảnh quan hùng vỹ.
Những danh thắng nổi tiếng nhất Cao Bằng
“Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trảy nước non Cao Bằng”. Chỉ một câu ca dao mà đã nói lên vẻ đẹp mê đắm của Cao...
Ngao du vùng nước non Cao Bằng
Ở Cao Bằng, mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng và mùa thu, đường lên Cao Bằng dường như xanh nhất trong năm. Trải từ những ngọn núi...
Lên Cao Bằng, nhất định không thể bỏ qua những điểm du lịch này
Cao Bằng nổi tiếng với những điểm du lịch hoang sơ nhưng cũng không kém phần hùng vĩ. Có dịp đến Cao Bằng, du khách không nên bỏ...
Những "Tuyệt tình cốc" hút hồn giới trẻ Việt
Không chỉ Đà Lạt, Lâm Đồng có Tuyệt tình cốc, mà Việt Nam còn rất nhiều nơi có hồ nước xanh lung linh, phù hợp cho các bạn trẻ...

Khách sạn Cao Bằng Xem thêm

Những khách sạn “ngon - bổ - rẻ” ở Cao Bằng
Hành trình khám phá Cao Bằng sẽ trọn vẹn hơn nếu tìm được những khách sạn “ngon-bổ-rẻ”.