Di tích Đồng Miếu nằm ở thượng nguồn sông Ba, cách TP.Tuy Hòa (Phú Yên) chừng 10 km và cách Thành Hồ (Trung tâm hành chính của Chăm Pa xưa, nay là Trung tâm hành chính H.Phú Hòa) chừng 2 km.
Theo TS Nguyễn Tiến Đông, di tích Đồng Miếu là một phế tích Chăm Pa; khi tiến hành khai quật đã làm lộ diện cấu trúc của nền, móng, đế, bộ phận thân của ngôi đền thờ đã sụp đổ từ lâu mà người ta hay gọi là tháp Chăm.
Qua khảo sát, TS Đông cho biết thêm: “Điều tra kỹ khu vực xung quanh di tích, chúng tôi phát hiện dấu tích của một cây cầu và một con đập, có thể đây là sản phẩm của thời kỳ Chăm Pa. Trên nền đất gần nơi con sông cổ và con đập, chúng tôi thu lượm được những mảnh gốm Chăm cổ, gốm có hoa văn in ô vuông kiểu Hán”.
Từ mô hình vùng Chăm Pa của GS Trần Quốc Vượng, theo đó một tiểu vùng Chăm Pa được giới hạn bởi hai đèo ở hai đầu, với trục chính là con sông lớn, có tính huyết mạch (như sông Ba ở Phú Yên, sông Thu Bồn của Quảng Nam…), gần cửa sông là khu vực cảng thị. TS Đông đưa ra nhận định: “Nơi đây cũng đã phát hiện những hũ tiền đồng lớn, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Phú Yên. Vị trí địa lý này cho phép đi đến nhận định: Khu di tích Đồng Miếu chính là thánh địa của tiểu vùng Chăm Pa xưa, nay là tỉnh Phú Yên”. Bất ngờ về niên đại
Theo TS Nguyễn Tiến Đông, tháp này thuộc loại tháp nhỏ nhưng xây toàn bằng gạch, không có chút cấu kiện đá nào. Tháp này có 2 lần xây dựng, tại phần thân tháp gần góc tây bắc lộ diện hai lớp gạch xây ốp vào mặt tường đã có trước, việc xây ốp như vậy chỉ để tăng bề dày của tháp nhằm chịu một lực đè nén từ trên xuống.
“Điều đặc biệt khác với các tháp Chăm khác là họ dùng một loại dầu thực vật mà theo nghiên cứu của chúng tôi thì đây có thể là dầu rái được trộn với một chất nào đó tạo ra hợp chất lỏng vữa rồi người ta quét lên mặt gạch, nên quan niệm về giữa các viên gạch Chăm không có chất kết dính là sai lầm. Nó có chất kết dính, nhưng rất mỏng nên người ta nhận không ra”, TS Đông nói.
Theo TS Nguyễn Tiến Đông, căn cứ vào loại gạch, chất liệu khác nhau của hai lần xây dựng, các nhà khảo cổ dần đi đến giả thuyết: lần đầu xây dựng tháp này vào khoảng thế kỷ 4, lần sau muộn hơn, khoảng thế kỷ thứ 5.
Từ đó, TS Đông đưa ra kết luận: “Đây là di tích đền tháp xây gạch Chăm Pa có niên đại sớm nhất được biết đến. Từ trước đến nay, các nghiên cứu về kiến trúc Chăm Pa đều cho rằng nó có từ thế kỷ thứ 7”.
Theo thanhnien.vn
Trong 4 ngày nghỉ lễ, từ ngày 30/4 đến ngày 3/5 có khoảng 30.000 du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại tỉnh...
Từ đầu năm 2022 đến nay, lượng khách đến du lịch tại tỉnh Phú Yên bắt đầu tăng cao so với cùng thời điểm năm...
Từ tháng 11, ngành Du lịch tỉnh Phú Yên bắt đầu triển khai thí điểm đón khách du lịch ngoại tỉnh đến tham...
Trưa 27/6, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Yên thông báo tạm ngừng vận tải hành khách công cộng nội tỉnh và...
Ngày 26/6, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế đã quyết định thực hiện giãn cách xã hội toàn...
Ngày 24/6, Chủ tịch UBND thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) Cao Đình Huy đã ký văn bản số 2317 về việc tăng cường...
Sáng 1/4, tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 410 năm Phú Yên hình thành và phát triển (1611-2021),...
Ảnh hưởng cơn bão số 12, trong chiều tối và đêm ngày 10/11, mưa lũ lên nhanh khiến nhiều vùng trong tỉnh Phú...
Từ 8 đến 10h hôm nay (10/11) bão số 12 đổ bộ vào đất liền kèm mưa lớn và gió giật gây thiệt hại ban đầu trên...
UBND tỉnh Phú Yên vừa có công văn đề nghị các các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt chủ...
Sáng nay (1/9), 2 Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng và tỉnh Phú Yên tổ chức bàn giao và...
163 người dân của tỉnh Phú Yên bị kẹt lại thành phố Đà Nẵng vì dịch đã được lấy mẫu xét nghiệm virus...