Tuy nhiên, phương án này đòi hỏi sự tính toán cực kỳ thận trọng bởi ảnh hưởng đến kết cấu của núi vốn hay xảy ra sạt lở. Năm 2007, một tảng đá nặng hàng tấn đã rơi thủng trần nhà dân, làm 2 người bị thương nặng.
Theo thiết kế, thang máy dự kiến sẽ được xây dựng ở khu vực phía sau Cty CP XNK thủy sản Quảng Ninh. Từ mặt đất, thang máy sẽ lên tới vị trí gần đỉnh núi (cao khoảng 200m), tại đây sẽ có một ban công vươn ra ngoài biển, được thiết kế rộng rãi, an toàn, tầm nhìn 4 phía, có thể cùng lúc đón hàng trăm khách.
Trên đỉnh núi sẽ có một lá cờ đỏ sao vàng khổng lồ, được làm bằng vật liệu cứng, là điểm nhấn gây ấn tượng với du khách cả ban ngày lẫn ban đêm. Toàn bộ công trình do kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Tây Ban Nha – ông Salvador Perez thiết kế.
Phối cảnh ban công ngắm cảnh trên đỉnh núi Bài Thơ
Theo ông Nguyễn Công Huy, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP.Hạ Long, nếu được thực hiện, công trình này sẽ được giao cho một doanh nghiệp đầu tư, khai thác theo hình thức xã hội hóa.
Tuy nhiên, theo ông Huy, đây là công trình phức tạp nên còn phải lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý và cuối cùng là quyết định của tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt, phải tính toán rất kỹ tới yếu tố địa chất, kết cấu của núi để đảm bảo an toàn cho du khách và các hộ dân phía dưới; chưa kể việc xây dựng sẽ ít nhiều tác động tới núi – vốn không chỉ là danh thắng mà còn là một di tích lịch sử.
Phối cảnh cờ đỏ sao vàng trên đỉnh núi Bài Thơ
Tuy nhiên, nhiều người dân và du khách vẫn mong muốn được leo bộ lên đỉnh núi, bởi ngọn núi không quá cao và hành trình leo bộ mang lại nhiều cảm xúc hơn. “Tôi hy vọng, nếu làm thang máy thì chính quyền vẫn đầu tư, tôn tạo đường leo bộ để phục vụ du khách và nhân dân”, ông Nguyễn Xuân Hà, phường Bạch Đằng, TP.Hạ Long cho biết.
Theo thiết kế, ban đêm, lá cờ vẫn rực sáng trên đỉnh núi Bài Thơ
Ở độ cao 200m, góc nhìn nào về thành phố cũng đều hùng vĩ, nên thơ; nhất là lúc bình minh và hoàng hôn.
Núi có tên cổ là Truyền Đăng, sau tên là Bài Thơ do có nhiều bài thơ được khắc trên vách núi, trong đó có bài thơ của vua Lê Thánh Tông, được ông sáng tác và cho khắc trên vách núi vào năm 1468, trong một lần đi qua đây.
Vẫn còn khá nhiều những di tích lịch sử dọc đường lên đỉnh núi như khu làm việc của Bưu điện Quảng Ninh khi sơ tán về đây để tránh bom Mỹ năm 1972; phía xa trên một đỉnh núi, vẫn còn bộ còi báo động báo hiệu máy bay Mỹ chuẩn bị đánh bom.
Trên đỉnh núi, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Đây cũng chính là vị trí mà rạng sáng 1.5.1930, công nhân lái xe lửa Nhà sàng Ba Đèo – Đào Văn Tuất – đã bí mật, dũng cảm leo lên treo lá cờ Đảng.
Núi Bài Thơ bị tạm “đóng cửa” ngay sau vụ cháy trên đỉnh núi vào chiều tối 1.11.2017.
Nguyễn Hùng, laodong.vn
Sáng ngày 15/11, hơn 600 du khách Malaysia đến tham quan và trải nghiệm nhiều dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng...
Đến hẹn lại lên - Khi lúa trên các thửa ruộng bậc thang chín vàng cũng là lúc du khách nô nức về Bình Liêu,...
Thành phố biên giới Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đang thu hút lượng khách du lịch tăng đột biến. Nhờ sự thuận...
Các rạn san hô khu vực Đảo Trần, xã đảo Thanh Lân, huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) hiện được bảo tồn rất nghiêm...
Chỉ gần 2 tháng từ khi đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái thông xe, TP. Móng Cái (Quảng Ninh) đã phục vụ hơn...
Tỉnh Quảng Ninh đón khoảng 250.000 lượt khách du lịch trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, trong đó riêng TP....
Đảo Soi Sim nằm trong tuyến số 2 tham quan vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Tuy nhiên, khoảng 4 năm gần đây, du...
Cao điểm mùa du lịch biển, lực lượng cứu hộ luôn túc trực tại các khu vực bãi tắm của thành phố Hạ Long...
Tối 30/6, tại Khu du lịch Bãi Cháy, TP Hạ Long, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai mạc Tuần...
Sáng 21/6, 3 tàu đang neo đậu sửa chữa tại bến phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bất ngờ...
Dịp cuối tuần, tỉnh Quảng Ninh đón khoảng 160.000 lượt khách tới tham quan các danh lam thắng cảnh, khu di...
Dự kiến trong tháng 7 tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ đón 2 chuyến bay đầu tiên dưa du khách từ Hàn Quốc sang Việt...