Đến Bình Liêu mùa lúa chín, du khách không thể bỏ qua nghi lễ "mừng cơm mới", một trong những nghi lễ quan trọng nhất của Hội mùa vàng, được tổ chức tại đình Lục Nà. Mâm lễ mừng cơm mới được chuẩn bị chu đáo, đầy đặn với các món như gà, cá, rượu... và đặc biệt không thể thiếu đĩa xôi lá gừng được nấu từ gạo nếp mới gặt.
Mùa vàng Bình Liêu luôn là điểm đến hấp dẫn với du khách dịp thu đông.
Ông Lương Thiêm Phú (84 tuổi, người Tày, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu cho biết: "Người Tày chúng tôi đến mùa thu hoạch thường tổ chức ăn cơm mới. Cả năm chúng tôi làm vất vả nên cuối cùng được thu hoạch, mừng mùa màng bội thu vào tháng 10 âm lịch. Dịp này sẽ mời tất cả anh em thân quen, con cái về đầy đủ mừng 1 năm sản xuất thắng lợi và cầu mong sang năm bội thu hơn năm nay nữa".
Sau lễ mừng cơm mới, Hội mùa vàng Bình Liêu sẽ diễn ra nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn. Trong trang phục truyền thống, các cô gái Tày, Dao so tài kéo co, đẩy gậy, ném còn hay cổ vũ hết mình cho những cô gái Sán Chỉ quấn khăn, mặc váy đá bóng. Hòa trong không khí lễ hội, du khách có thể dự nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ được tái hiện tại thôn Ngàn Pạt, xã Lục Hồn.
Du khách trải nghiệm mùa vàng Bình Liêu và ghi lại kỷ niệm với người dân bản địa.
Có dịp tham dự lễ hội, chị Đặng Bích Thủy bày tỏ: "Lần đầu tiên tôi đến đây thấy mùa vàng đẹp lại được mặc bộ quần áo cô dâu người Sán Chỉ thấy rất phấn khởi, cảm thấy mình trẻ ra". Còn chị Nguyễn Thụy Đa Ni hồ hởi: "Mình đã được trải nghiệm đồi cỏ lau, cột mốc thấy rất đẹp và lãng mạn".
Người Sán Chỉ Bình Liêu hát đối giao duyên phục vụ khách du lịch trẩy hội.
Năm nay, lần đầu tiên diễn ra Festival “Bay trên Mùa Vàng” trong khuôn khổ Hội mùa vàng Bình Liêu với sự tham gia của 150 vận động viên dù lượn cả nước. Đây là hoạt động được mong chờ nhất bởi ngoài hoạt động thi đấu, biểu diễn dù lượn của các VĐV, du khách có thể được bay trải nghiệm khám phá những ngọn đồi được tô điểm bởi những thửa ruộng bậc thang vàng rực ở Khe O, Cao Thắng, Ngàn Pạt... cũng như thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, dịu dàng của miền sơn cước Bình Liêu.
Ông Đỗ Khánh Giang, Chủ nhiệm CLB dù lượn Đông Bắc nói: "Trước đây, chúng tôi đăng tải clip bay trải nghiệm trên mạng xã hội và đã lan tỏa được nhiều hình ảnh đẹp, thấy hiệu quả truyền thông rất lớn. Sau này chúng tôi tổ chức các chương trình bay trải nghiệm cho du khách để họ được cảm nhận vẻ đẹp từ trên cao và cũng là cách quảng bá vẻ đẹp cho những vùng đất như Bình Liêu".
Nhiều trò chơi dân gian của cộng đồng dân tộc được tổ chức mang lại không khí tươi vui, rộn ràng vùng biên viễn.
Để các hoạt động của ngày hội đi vào chiều sâu, chuyên nghiệp và tạo ấn tượng cho du khách, UBND huyện Bình Liêu kết hợp với một đơn vị lữ hành thiết kế những hoạt động du lịch cụ thể xuyên suốt cho cả mùa thu đông nhất là Lễ hội hoa Sở sắp tới...
Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu chia sẻ: "Chúng tôi phối hợp với 1 đơn vị du lịch để xây dựng các sản phẩm chuyên nghiệp hơn, việc truyền thông quảng bá cũng sẽ hiệu quả hơn. Nhất là sau khi kết nối được tuyến cao tốc với Hạ Long - Móng Cái và hệ thống hạ tầng của huyện được nâng cấp đồng bộ đến các tuyến điểm trên địa bàn huyện để kết nối với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh".
Các cô gái Sán Chỉ so tài kéo co, đẩy gậy sau khi đã gặt thu hoạch lúa.
Bình Liêu nổi tiếng với phong cảnh miền núi, biên giới hùng vĩ, những ruộng bậc thang rực rỡ mùa vàng. Đến Bình Liêu những dịp này, du khách không chỉ được thưởng thức ẩm thực truyền thống của cộng đồng dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ như xôi 7 màu, gà bản nướng, miến dong Bình Liêu, cá suối, canh rau rừng... mà còn được nghe những điệu hát Sóong Cọ trên những ruộng bậc thang thơm hương lúa chín.
Những cung đường rực rỡ mùa vàng dẫn tới những đỉnh núi như Cao Xiêm, Cao Ly phảng phất hương hồi, quế, sẽ giúp du khách có thêm nhiều năng lượng để tận hưởng trọn vẹn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Vũ Miền / VOV Đông Bắc
Sáng ngày 15/11, hơn 600 du khách Malaysia đến tham quan và trải nghiệm nhiều dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng...
Đến hẹn lại lên - Khi lúa trên các thửa ruộng bậc thang chín vàng cũng là lúc du khách nô nức về Bình Liêu,...
Thành phố biên giới Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đang thu hút lượng khách du lịch tăng đột biến. Nhờ sự thuận...
Các rạn san hô khu vực Đảo Trần, xã đảo Thanh Lân, huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) hiện được bảo tồn rất nghiêm...
Chỉ gần 2 tháng từ khi đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái thông xe, TP. Móng Cái (Quảng Ninh) đã phục vụ hơn...
Tỉnh Quảng Ninh đón khoảng 250.000 lượt khách du lịch trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, trong đó riêng TP....
Đảo Soi Sim nằm trong tuyến số 2 tham quan vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Tuy nhiên, khoảng 4 năm gần đây, du...
Cao điểm mùa du lịch biển, lực lượng cứu hộ luôn túc trực tại các khu vực bãi tắm của thành phố Hạ Long...
Tối 30/6, tại Khu du lịch Bãi Cháy, TP Hạ Long, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai mạc Tuần...
Sáng 21/6, 3 tàu đang neo đậu sửa chữa tại bến phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bất ngờ...
Dịp cuối tuần, tỉnh Quảng Ninh đón khoảng 160.000 lượt khách tới tham quan các danh lam thắng cảnh, khu di...
Dự kiến trong tháng 7 tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ đón 2 chuyến bay đầu tiên dưa du khách từ Hàn Quốc sang Việt...