Di tích Quốc gia Ruộng bậc thang ở xã Tả Sử Choóng. Ảnh: Chu Việt Bắc |
Tả Sử Choóng nằm cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì 21 km về phía Tây Nam và là xã vùng III của huyện; toàn xã có 355 hộ với 1.747 khẩu, gồm 5 dân tộc cùng sinh sống tại 5 thôn, bản; đời sống của bà con nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Đặc biệt, xã có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch.
Tả Sử Choóng được thiên nhiên ưu ái ban cho nhiều điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch, như: Có khí hậu mát mẻ, trong lành; giao thông thuận tiện; là xã nằm trong quần thể di tích Quốc gia Ruộng bậc thang; có những cánh rừng nguyên sinh, những khu rừng chè Shan tuyết cổ thụ, những thác nước tự nhiên... Về văn hóa, các dân tộc Mông, Nùng, Dao, Tày..., sinh sống trên địa bàn có đời sống tinh thần phong phú; các phong tục tập quán, văn hóa, văn nghệ, lễ hội và ẩm thực đều được giữ nguyên nét truyền thống.
Tuy có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, nhưng hoạt động du lịch ở Tả Sử Choóng vẫn chưa phát triển tương xứng. Hiện nay, trên địa bàn xã vẫn chưa có sản phẩm đặc trưng, dịch vụ phục vụ cho du lịch; các lợi thế du lịch như: Thác nước Hóa Chéo Phìn, hoa Tam giác mạch, di tích Quốc gia Ruộng bậc thang..., mới chỉ dừng ở dạng tiềm năng và chưa được khai thác hiệu quả; chưa mang lại lợi ích cho người dân. Nền kinh tế của xã còn nhiều khó khăn, người dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch...
Cánh đồng hoa Tam giác mạch tại thôn Hóa Chéo Phìn, xã Tả Sử Choóng (tháng 5.2019). Ảnh: Đại Tâm |
Ông Giàng Văn Thàng, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Cấp ủy, chính quyền xã đã xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá, tạo động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, thương mại. Hiện, xã đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái tại các thôn trên địa bàn xã, giai đoạn 2019 – 2020 và định hướng đến năm 2025. Trong thời gian tới, xã sẽ tập trung vào xây dựng thôn du lịch sinh thái Hóa Chéo Phìn và coi đây là điểm khởi đầu cho việc phát triển của lĩnh vực du lịch trên địa bàn xã.
Đến thôn Hóa Chéo Phìn vào những ngày giữa tháng 5, chúng tôi được đồng chí Lù Vàng Pao, Bí thư Chi bộ thôn dẫn đi tham quan, trải nghiệm… Trong thôn là những ngôi nhà trình tường giản dị của đồng bào Mông nằm khiêm tốn giữa những mảnh ruộng bậc thang kỳ vĩ.
Ở đây, du khách không chỉ thấy những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những cánh đồng Tam giác mạch đầy màu sắc đang vào mùa thu hoạch; với bầu không khí trong lành, bình yên; chúng ta còn được cảm nhận lòng hiếu khách của người dân bản xứ. Đặc biệt, đến nơi đây, du khách còn được thưởng thức các món ăn ngon, đậm đà hương vị của núi rừng, như: Cá chép ruộng, thịt gà đen, nộm hoa chuối rừng; cùng các món ăn được chế biến từ giống lợn đen bản địa...
Đồng chí Lù Vàng Pao chia sẻ: Thôn Hóa Chéo Phìn là thôn trung tâm của xã Tả Sử Choóng, thôn có 116 hộ, đa số là dân tộc Mông. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, đời sống của bà con trong thôn ngày càng được cải thiện rõ rệt. Được biết, trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền sẽ chọn thôn Hóa Chéo Phìn để thực hiện Đề án xây dựng thôn du lịch sinh thái nên bà con trong thôn rất hào hứng và phấn khởi. Vì đề án có thể đem lại những cơ hội để nhiều gia đình trong thôn có thêm nguồn thu nhập, thoát nghèo bền vững.
Có thể nói, ngành du lịch không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị không gian văn hóa mà còn đóng góp tích cực trong tạo việc làm, cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn. Để ngành du lịch của huyện Hoàng Su Phì nói chung và ở Tả Sử Choóng nói riêng khai thác được hết tiềm năng, thế mạnh; rất cần những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ từ cấp ủy và chính quyền các cấp. Bên cạnh đó, cũng cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư vào dịch vụ, du lịch. Từ đó, góp thêm cách làm giàu bền vững ngay trên mảnh đất nhiều tiềm năng về du lịch như Tả Sử Choóng. Du lịch phát triển sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, đồng thời góp phần vào bảo vệ môi trường sinh thái cũng như bảo tồn và phát huy được những nét văn hóa độc dáo của cộng đồng các dân tộc ở địa phương.
Theo baohagiang.vn
Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Lễ hội Chợ tình Phong lưu Khâu Vai năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 25/4...
Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 25/4 đến...
Nhiều du khách đã trực tiếp hoặc thông qua các công ty du lịch để đăng ký với các cơ sở dịch vụ, điểm du...
Mặc cho giá rét kèm theo những cơn mưa phùn của Cao nguyên đá Đồng Văn, những ngày nghỉ lễ, hàng ngàn khách...
Trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19, để giữ vững vị trí là điểm đến du lịch hấp dẫn trong bối cảnh...
Lễ hội Hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang đã trở thành một trong những sự kiện du lịch thu hút đông đảo du khách...
Bắt đầu từ ngày 23/11, Hà Giang mở cửa đón khách du lịch đến tất cả các khu, điểm du lịch, làng du lịch trên...
Tháng 11 vẫn được nhiều người biết với mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang. Dịch Covid 19 lại đang có những tác...
Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả...
Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát...
Thống kê 9 tháng năm 2021, khách du lịch đến Hà Giang ước đạt 678.268 lượt người với tổng thu từ khách du...
Những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trước đó 6 tháng đến Hà Giang phải tự theo dõi sức...