Ẩm thực

Đặc sắc ẩm thực vùng cao

17:54 - 17/01/2020
Trải nghiệm văn hóa ẩm thực vùng cao phía Bắc là một trong những nét hấp dẫn du khách đến với vùng cao.

Trải nghiệm văn hóa ẩm thực vùng cao phía Bắc với cách chế biến truyền thống, trong chính không gian văn hóa, đời sống của cộng đồng bản địa là một trong những nét hấp dẫn du khách đến với vùng cao. 

Trải nghiệm ẩm thực trong chính không gian văn hóa, đời sống của cộng đồng tại bản Tùy Homestay, Hà Giang. Ảnh T.C

Hơn thế, những món ăn đặc sắc ấy lại do chính du khách chế biến dưới sự hướng dẫn của người dân địa phương, sẽ có cảm nhận hoàn toàn khác biệt, hấp dẫn hơn nhiều so với việc thưởng thức trong những nhà hàng, quán xá…

Độc đáo ẩm thực dân tộc Tày

Trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc vùng cao phía Bắc, đặc sắc nhất có thể nói đến các món hấp của người Tày như: thịt lam “nứa lảm”, măng nhồi “mảy nhưởng”, thịt hấp “khâu nhục”… luôn là những món yêu thích của du khách khi đến với vùng cao phía Bắc. Bà Lô Thị Tiên (dân tộc Tày), chủ nhà sàn Homestay tại bản Tùy, TP.Hà Giang chia sẻ: "Trên mâm cỗ của người Tày, mảy nhưởng, nứa lảm, xôi ngũ sắc, khâu nhục và riệu thóc là những thứ không thể thiếu, đặc biệt là trong ngày Tết."

Món mảy nhưởng 

Bà Tiên cho biết: Món mảy nhưởng được làm từ măng vầu tươi, nhân của món mảy nhưởng được làm từ thịt ba chỉ, trứng gà luộc, rau thơm, mùi tàu, tía tô, hành củ, tất cả đều được băm nhỏ rồi trộn đều với bột nếp rang, thêm gia vị vừa ăn rồi nhồi vào trong ống măng, hoặc gói bằng phần lá măng đã bóc ra lúc trước. Xong xuôi, cho vào nồi hấp chừng 30 phút, tới khi mùi thơm đặc trưng của măng, nếp và các gia vị bốc lên đậm đà là được. Khi ăn, miếng mảy nhưởng có phần vỏ màu tươi vàng, nhân thơm ngậy, món ăn có đủ hương vị của măng rừng, bột nếp và cả sự hòa trộn tinh tế của các loại rau, gia vị tạo nên hương vị đặc trưng mà có lẻ chỉ có đến với những bản làng người Tày mới có.

Món nứa lảm thì có phần phức tạp hơn. Thịt lợn bản luộc chín, cắt miếng vừa ăn rồi ướp thảo quả, hoa hồi, dấm, hạt tiêu cùng gia vị vừa ăn trong vòng 2-3 giờ cho ngấm. Sau đó nhồi vào ống tre, bịt hai đầu và nướng trên bếp lửa chừng 1 giờ cho tới khi phần vỏ tre cháy hết và có mùi thơm của thịt từ trong ống. Lúc ấy bóc vỏ tre, lấy thịt ra sẽ thấy thịt có màu sậm và thơm.

Ẩm thực truyền thống là nét văn hóa đặc sắc hấp dẫn du khách đến với các bản làng vùng cao 

Cả hai món trên đều được ăn cùng rau sống và nước mắm tỏi, ớt. Cách làm tuy có mất nhiều thơi gian nhưng lại không khó nên mỗi khi có du khách đến bản bà thường dậy họ tự làm khoảng 1 đến 2 món trên chính mâm cơm cùng gia đình. “Du khách thích được trải nghiệm, được hướng dẫn để tự làm những món ăn độc đáo riêng của người Tày và thưởng thức trong không gian truyền thống nên du khách rất thích, cũng bởi thế mà mỗi buổi chiều, bếp của Homestay bản Tùy luôn đông du khách”, bà Tiên chia sẻ.

Hấp dẫn món nướng của dân tộc Thái

Người dân tộc Thái nổi tiếng với các món nướng và nhiều loại gia vị đặc sắc. Món nướng của người Thái rất da dạng, nhưng đặc sắc nhất có thể kể đến là món cá nướng “pa pỉnh tộp”.

“Yếu tố tạo nên độ hấp dẫn, thơm ngon của món “pa pỉnh tộp” là sự phối hợp hài hòa của nhiều loại gia vị, gồm: Gừng, sả, rau thơm, ớt, tỏi... Đặc biệt, một trong những gia vị không thể thiếu khi làm pa pỉnh tộp là hạt mắc khén rừng. Các loại gia vị sau khi được băm, thái nhỏ, đem trộn đều, một phần nhồi vào trong bụng cá, phần còn lại sát đều vào thân cá, ướp trong thời gian 30 - 40 phút cho cá ngấm đều gia vị rồi nướng trên than củi”, bà Vì Thị Tuyết (bản Nà Bó, Mộc Châu, Sơn La) cho biết.

Món cá nướng pa pỉnh tộp 

Theo bà Tuyết, có nhiều loại cá để làm pa pỉnh tộp, nhưng ngon nhất vẫn là cá chép, cá trôi hoặc cá trắm, có trọng lượng từ 0,5kg – 1kg và cá phải thật tươi. Sau khi làm sạch vảy cá, dùng dao mổ dọc sống lưng thay vì mổ bụng để có thể dễ dàng nhồi gia vị. Trước khi nướng, gập úp cá lại và kẹp vào thanh tre chẻ đôi, dùng lạt buộc hai đầu thanh tre lại (cũng có thể gói vào 1 lần lá chuối trước khi kẹp), nướng trên bếp than củi hồng, chú ý lửa than phải đều và giữ khoảng cách vừa đủ đảm bảo nhiệt độ cho cá chín đều mà không cháy. Than dùng nướng cá phải không có gỗ tạp, bởi nếu có sẽ làm mất đi hương vị thơm ngon tự nhiên của cá.

Pa pỉnh tộp khi nướng chín có màu sậm và tỏa hương thơm ngào ngạt, vị bùi ngậy, người thưởng thức dễ dàng cảm nhận được vị ngọt từ thịt cá, vị cay nồng của ớt tỏi, vị thơm của các loại rau gia vị, hăng hăng tê tê nơi đầu lưỡi của hạt mắc khén... Tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn độc đáo, thơm ngon, vô cùng hấp dẫn.

Món nậm pịa 

Một món ăn khác không thể thiếu trong mâm cỗ của người Thái là nậm pịa (canh pịa). Pịa, loại nguyên liệu chính của món này là đoạn phèo (bao gồm cả dịch bên trong) của những con vật ăn cỏ như trâu, bò, dê và các loài ăn cỏ khác ở rừng. Tuy nhiên, pịa ngon nhất vẫn là pịa dê. Món pịa có khả năng tiêu độc, tăng cường khả năng tiêu hóa của con người, đồng thời giúp giải rượu vô cùng hiệu quả.

Ngoài thành phần chính là Pịa, món nậm pịa thường được nấu với lục phủ ngũ tạng gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, đuôi, và không thể thiếu mật của con vật lấy pịa, thêm gia vị mắc khén và nhiều loại gia vị khác tạo nên hương vị thơm, bùi, đắng nhẹ. Nậm pịa tuy không phải là một món dễ ăn bởi nó có vị chát của lá mắc khén, vị đắng của lòng pịa và mật, tuy nhiên sau khi ăn sẽ để lại vị ngọt nơi cuống họng vô cùng hấp dẫn.

Nồi nước xương dùng để nấu nậm pịa phải được ninh kỹ cho đến khi đủ vị ngọt và vị ngậy tự nhiên. Sau khi nước dùng đã đạt yêu cầu, lục phủ ngũ tạng thái khúc được cho vào nồi ninh cùng rau thơm, bột mắc khén, rau mùi tầu, tỏi, ớt... băm nhỏ, ninh tới khi dùng muôi múc thấy sánh thì mới hoàn thành.

Nậm pịa phải ăn khi còn nóng mới ngon. Nậm pịa chuyên dùng như một món canh ăn riêng (không chan vào cơm hay các loại thức ăn khác). Người Thái thường húp một bát canh Nậm Pịa ngay đầu bữa ăn, giống như người miền xuôi ăn xúp và sau đó có thể tiếp tục dùng trong suốt bữa như một món ăn giúp giải rượu trong những bữa liên hoan, tiệc tùng của người vùng cao Tây Bắc./.

Hân Vũ/baotnvn.vn

Tỉnh thành Hà Giang

Hà Giang
Hà Giang là tỉnh địa đầu cực Bắc, nổi tiếng về địa hình núi non hùng vĩ.

Điểm đến Hà Giang Xem thêm

Hoàng Su Phì
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao Hà Giang, có cảnh quan ruộng bậc thang hùng vĩ.
Núi Đôi Quản Bạ
Núi Đôi, Quản Bạ nằm bên quốc lộ 4C, là điểm đến đầy sức hút trên cao nguyên đá Hà Giang.
Cao nguyên đá Đồng Văn
Với cảnh quan kỳ vĩ, cao nguyên đá Đồng Văn là một thắng cảnh không thể bỏ qua khi đến Hà Giang.
Thác Tiên thiếu nữ mộng mơ
Đến với Hà Giang, du khách yêu thích khám phá thiên nhiên không thể bỏ qua chuyến hành trình chiêm ngưỡng và trải nghiệm vẻ đẹp...
Chợ phiên Du Già
Chợ phiên vùng cao là điểm đến hấp dẫn đối với du khách vì ở đây họ được trải nghiệm rõ nhất sự độc đáo và đa dạng sắc màu văn...
Mê cung đá - Điểm hẹn tình yêu
Mê cung đá là kiệt tác của thiên nhiên thuộc xã Lũng Pù và Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) có kiến tạo độc đáo về mặt địa...
Hồ Thầu - cung đường du lịch trải nghiệm ấn tượng
Cảnh sắc và thiên nhiên hoang dã cùng nét đẹp văn hóa của người Dao đỏ là những điểm nhấn để xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì) thu hút du...
Khám phá bí mật về dinh thự 150 tỷ của vua Mèo
Cách thành phố Hà Giang 130 km về phía bắc, dinh thự nhà Vương ở xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn) là một công trình kiến trúc tinh...
“Hồ treo” Sà Phìn
“Hồ treo” Sà Phìn thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trên hành trình du lịch tới cột cờ Lũng Cú theo hướng từ huyện...

Ẩm thực Hà Giang Xem thêm

Đặc sắc ẩm thực vùng cao
Trải nghiệm văn hóa ẩm thực vùng cao phía Bắc là một trong những nét hấp dẫn du khách đến với vùng cao.
Tẩu khía - Món ăn quen thuộc của người Mông trên cao nguyên đá Hà Giang
Cao nguyên đá Hà Giang không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, hoang sơ, những cánh đồng hoa tam giác mạch xen...
Vị đại sứ yêu thích món thắng cố, đặc sản của người H'mông
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink thích thú thưởng thức món thắng cố và các đặc sản nổi tiếng của Hà Giang.
Măng cuốn thịt
Măng cuốn thịt là một trong những món ăn hấp dẫn du khách tới Hà Giang. Khi ăn một miếng măng cuốn thịt, thực khách sẽ cảm nhận...
Bánh cuốn 'kỳ lạ' chan với nước lèo: Bán 60 năm tít trên cao nguyên đá
Du khách đến phố cổ Đồng Văn sẽ phải ghé quán bánh cuốn độc đáo, lâu đời và đắt khách nhất Hà Giang.
Đậm đà bánh chuối Rằm tháng Bảy
Sau tết Nguyên đán thì Rằm tháng Bảy là ngày tết lớn thứ hai của nhiều dân tộc. Đối với người Tày ba Phương (Phương Thiện, Phương...
Điểm mặt những món ăn có tên gọi lạ lùng, nghe lần đầu ai cũng bất ngờ
Khâu nhục, cháo độc, da trâu thối, sỏi mầm... chỉ là một vài trong số rất nhiều món ăn hấp dẫn nhưng có tên gọi vô cùng độc đáo,...
Chè ống lam - sản phẩm truyền thống của người Dao ở Hà Giang
Chè ống lam là sản phẩm chỉ có ở vùng chè Hà Giang, nơi những ngươi Dao từ lâu có lối bảo quản chè đơn giản nhưng lại có tác dụng...
Phải lòng món bánh tam giác mạch Hà Giang
Hà Giang mùa hoa tam giác mạch đã trở nên nổi tiếng thế nhưng ít ai biết rằng sau những mùa hoa quyến rũ Hà Giang còn có đặc sản...

Trải nghiệm Hà Giang Xem thêm

Vẻ đẹp của những cung đường đèo, dốc trên cao nguyên đá
Vẻ đẹp của cao nguyên đá Hà Giang không chỉ có những mùa hoa nở lãng mạn, mộng mơ, mà còn ở những cung đường hùng vĩ, gập ghềnh,...
Rời thành phố chật chội để sống bình yên tại Nặm Đăm, Hà Giang
Nặm Đăm là một địa điểm còn khá nguyên sơ ở Hà Giang. Tại đây còn nhiều nhà trình tường truyền thống, có khu chế biến dược liệu,...
Cao nguyên đá Hà Giang đẹp ngỡ ngàng trong tiết thu
Đành rằng mùa nào Hà Giang cũng rất đẹp, nhưng lên cao nguyên đá những ngày mùa thu này, người ta vẫn cứ say một thứ tình rất...
Những mùa hoa trên cao nguyên đá Hà Giang
Trên vùng đất tưởng chỉ có núi, đèo, dốc, đá tai mèo lởm chởm và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, ta vẫn gặp những mùa hoa rực rỡ,...
Hành trình đặc biệt trên cao nguyên đá Hà Giang
Phong tục và bản sắc là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của vùng đất xa xôi, đi lại khó khăn và thử thách...
Những điều tuyệt vời ở chợ phiên vùng cao Mèo Vạc
Bạn hòa mình vào chợ phiên Mèo Vạc. Chả cần quen thân hay không nhưng mua bán xong mời nhau chén rượu, vậy là thành bạn.
Chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi - "Đặc sản" thiên nhiên ban tặng
Nếu bạn là người ưa mạo hiểm, thích độ cao và những cung đường offroad thì Chiêu Lầu Thi sẽ là một địa danh mới mà bạn cần bổ...
Kiệt tác nghệ thuật giữa núi rừng
Một kiệt tác nghệ thuật không vẽ bằng bút, sáp màu mà được “vẽ” bằng sức lao động và khả năng sáng tạo vô tận của người nông dân....
Mùng 1 Tết Canh Tý 2020: Du xuân lên cao nguyên đá xem 'đá nở hoa'
Mùa xuân khoác lên khắp nẻo cao nguyên đá Hà Giang những tấm áo rực rỡ sắc màu, khiến cho người khách du xuân không khỏi ngỡ...

Cẩm nang du lịch Hà Giang Xem thêm

8 con đèo miền Bắc hút hồn dân du lịch bụi
Những con đèo miền Bắc gây ấn tượng bằng những khúc tay áo liên tục cùng cảnh quan hùng vỹ.
Du lịch Hà Giang, cần gì và tránh gì?
Hà Giang là điểm đến được nhiều người muốn chinh phục bởi ngoài vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ còn là nơi mảnh đất địa đầu Tổ quốc....
Những địa danh Việt Nam nổi tiếng qua phim ảnh
Đất nước Việt Nam có nhiều danh thắng đẹp và nổi tiếng. Và còn đẹp hơn qua góc nhìn của các bộ phim điện ảnh.
Việt Nam: 7 mốc biên giới đáng chinh phục
Các cột mốc biên giới sau thường nằm trong lịch trình chinh phục của các phượt thủ đam mê thử thách.

Khách sạn Hà Giang Xem thêm

Các homestay ở Du Già rất cần được "tiếp sức"
Khoảng 2 năm trở lại đây, xã Du Già (Yên Minh) đã trở thành địa chỉ quen thuộc đối với du khách quốc tế mỗi khi tới thăm vùng...