Trong đó, lễ tiễn thần phật thường được thực hiện vào ngày 25 tháng Chạp, để tiễn thần, Phật đi chầu trời. Lễ này đánh dấu bằng việc vào ngày 25 tháng Chạp, các vị hương chức làm lễ sửa con dấu, ấn, sau đó bỏ vào hộp niêm kín (lễ Niêm ấn hoặc Sắp ấn). Mọi công việc hành chính, xử phạt từ ngày này đến ngày mùng 7 tháng Giêng đều không được tiến hành.
Trong cuốn “Khảo luận về Tết” của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng chỉ rõ: Trong lễ này, hương chức sẽ dựng nêu ở đầu làng, dân chúng dựng nêu sau ngày đó, không ai được dựng nêu tại nhà mình trước ngày lễ. Do vậy, lễ này còn được gọi là lễ Dựng nêu. Đến 30 tháng Chạp, làng lại làm lễ rước thần về ăn Tết, thần tái nhận công việc bảo hộ cộng đồng trong năm mới.
Ngày 25 tháng Chạp cũng là ngày các tín đồ Phật giáo làm lễ tiễn Phật về chầu trời. Sau khi cúng lễ (lễ vật chay gồm nhang, đèn, trà, quả) là thời gian chư Phật, Bồ Tát đã về cõi thương, nên mọi người tranh thủ lau rửa bàn thờ, giặt giũ màn trướng ở ban thờ Phật, tắm tượng Phật.
Một lễ thức phổ biến dịp cuối năm trong các gia đình Việt là sửa soạn mâm cơm tất niên và làm lễ tảo mộ. Theo TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, bữa cơm tất niên chính là thể hiện sự kết nối giữa các thế hệ trong gia đình người Việt. Trước khi quây quần bên bữa cơm cuối cùng của năm cũ, các gia đình cần đi tảo mộ, để mời ông bà, người đã khuất về đón năm mới cùng cháu con.
“Mỗi tục lệ đều xuất phát từ nhu cầu của người dân. Tại sao lại có mâm cơm để cúng chiều 30 Tết? Bởi nó có chức năng là mâm cơm sum họp của người sống và giữa người sống với người đã khuất. Vì vậy, trước khi làm mâm cơm này, các gia đình thường đi tảo mộ để mời ông bà về. Theo TS Sơn, thời gian đi tảo mộ của người Việt thường từ ngày 23 tháng chạp đến 30 Tết, trước thời điểm làm bữa cơm cúng tất niên.Khi dọn dẹp xong xuôi, con cháu sẽ thắp hương và đặt hoa lên phần mộ, khấn để mời người đã khuất về gia đình ăn Tết.
TS Trần Hữu Sơn cũng nhấn mạnh, mâm cơm cúng tất niên chiều 30 Tết có ý nghĩa vô cùng đặc biệt và rất thiêng liêng. Mâm cơm này thậm chí còn được chuẩn bị cầu kỳ hơn cả ngày Tết. Có những món gì ngon, người dân đều bày biện để dâng lên tổ tiên. Trong đó thường có bánh chưng, bát canh măng hoặc canh mọc, miến, đĩa nem, giò…
Anh Vũ, theo Tiền phong
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...