Cầu kéo có hình thù khác biệt hoàn toàn với các cây cầu bình thường
Trong quy hoạch sản xuất của tỉnh Cà Mau có 2 vùng mặn và ngọt và được khép kín bằng hệ thống đê và các cống thủy lợi
Để thuận tiện cho việc lưu thông đường thủy, tại vị trí đặt cống thủy lợi thường được đầu tư hệ thống cầu kéo
Cầu kéo đã có tại các vùng ngọt hóa huyện U Minh, Trần Văn Thời... từ hàng chục năm nay
Ngày xưa người dân dùng ròng rọc thô sơ để kéo, cùng với sự phát triển, nhiều năm nay, bà con đã dùng máy để hoạt động cầu kéo
Các bộ phận chính của cầu kéo gồm: máy kéo, hộp số, hệ thống trục kéo và đường ray
Trong đó, hệ thống trục kéo giá trị nhất, với những cầu kéo công suất lớn hệ thống này được đầu tư lên tới vài trăm triệu đồng
Cầu kéo có thể kéo được những phương tiện nặng từ 15 - 20 tấn
Tất nhiên, không thể thiếu hệ thống thắng để quản lý tốc độ đưa phương tiện qua lại và chúng được điều khiển bằng chân hoặc tay
Phương tiện qua lại tùy theo lớn nhỏ phải trả phí theo trọng lượng, kích thước
Những phương tiện nhỏ trả phí vài ngàn đồng, còn những phương tiện lớn như ghe chở lúa, sáng cuốc phải trả phí đến vài trăm ngàn đồng
Khi đóng cống thủy lợi thì các phương tiện mới qua cầu kéo
Mùa khô hàng năm, khi các cống thủy lợi bị “niêm phong” để ngăn mặn thì chính là lúc người làm cầu kéo bội thu
Vào mùa mưa, cống sẽ đóng, mở tùy theo mực nước trong vùng ngọt hóa và mực nước thủy triều ngoài vùng mặn nên cầu kéo theo kế hoạch đóng, mở cống để hoạt động
Trần Hiếu/VOV ĐBSCL