Người phụ nữ ngành Thái đen ở Sơn La và các tỉnh Tây Bắc, khi lấy chồng sẽ "Tẳng cảu" (Búi tóc ngược lên đỉnh đầu). Nghi thức "Tẳng cảu" được thực hiện sau khi đã chọn được ngày lành, tháng tốt, giờ tốt...
Nhà trai sẽ cử hai người phụ nữ đại diện đến làm lễ “Tằng cảu” cho cô dâu
Có hai "me lam", hay còn gọi là chủ hôn hoặc "Nai tằng cảu", một bên nhà gái, một bên nhà trai và 2 người phục vụ đứng bên cạnh cô dâu. Một "me lam" gỡ búi tóc đằng sau của cô dâu ra, chải thật mượt để kết cùng hai bó tóc rời, khi tóc đã chải mượt thì hất ngược toàn bộ tóc đằng sau lên đỉnh đầu, một người giữ búi tóc, cuộn tròn, mái tóc và hai bên hơi chùng, bồng ra.
Bên cạnh đó là những đồ trang sức, được coi như là một phần sính lễ mẹ đưa cho con gái trước khi về nhà chồng. Nhất là vòng tay, thể hiện tình cảm gắn bó, yêu thương nhau của đôi vợ chồng
Búi tóc tạo thêm cho cô dâu sự duyên dáng và kiêu hãnh, tăng thêm vẻ đẹp và trông chững chạc hơn
Khi tằng cảu xong, bà mối sẽ gọi chú rể đến để cho đôi uyên ương gặp nhau, hai bên gia đình dặn dò chúc phúc cô dâu chú rể
Bố mẹ vợ chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cho con gái như Dao, nồi, chăn đệm, khăn piêu, các con giống, hạt giống, bát đũa...
Những đồ lễ này sẽ được giao cho gia đình nhà chồng mang về và làm lễ nhập gia cho cô dâu
Đây là nét đẹp văn hoá truyền thống độc đáo trong đời sống giao tiếp xã hội và là khuôn phép, lối sống đạo đức để bảo vệ hạnh phúc, hôn nhân và gia đình của tộc người Thái đen
Sau bữa cơm chung vui hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ, mọi người cùng nhảy múa, hát ca chúc mừng đôi vợ chồng trẻ về chung một mái nhà
Trong những điệu múa, lời ca không thể thiếu tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng
Nhóm Phóng viên - VOV Tây Bắc