Theo các bậc cao niên làng Yên Lạc, người dân ở đây nhận thức đầy đủ về giá trị văn hóa di sản, hiểu rõ việc thực hành các lễ hội lâu đời không chỉ là tiếp nối ước vọng của tiền nhân mà còn thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, khẳng định bản sắc văn hóa địa phương của người dân nơi đây.
Làng cổ Yên Lạc - một địa bàn quần cư lâu đời, được minh chứng qua những di vật khảo cổ, dấu ấn lịch sử, văn hóa còn lưu giữ đến nay
Trong không gian làng, có cổng cổ, những ngôi nhà gỗ cổ nằm ẩn mình, với màu ngói vẩy cá rêu phong đã có tuổi đời cả trăm năm, được xây dựng bằng các vật liệu đá ong đặc trưng ở vùng đất này
“Cổng tiền" làng Yên Lạc xây dựng năm 1942, gắn những quy ước của một làng Việt cổ vùng Bắc Bộ
Trung tâm làng là đình cổ Yên Lạc, hiện là Di tích văn hóa cấp quốc gia, thờ vị anh hùng Chu Đạt đứng lên khởi nghĩa dưới cờ của Hai Bà Trưng chống lại sự xâm lăng của nhà Hán
Nét cổ kính trong kiến trúc đình làng Yên Lạc
Trong làng có nhiều nhà cổ mái gỗ, tường xây bằng gạch đá ong, tạo nên sự ấm cúng và những nét đẹp riêng
Cột đá cổ ở một ngôi nhà trong làng
Điểm nhấn trong lịch sử, văn hóa ở Yên Lạc là Lễ rước truyền thống diễn ra vào tháng ba (âm lịch) hàng năm, để tưởng nhớ vị anh hùng Chu Đạt
Nghi lễ cổ phản ánh sâu sắc tinh thần gắn kết cộng đồng và biểu đạt đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây
Sự hồn nhiên của đứa trẻ lớn lên giữa làng cổ cùng những vòng quay xe đạp trên đường làng tạo nên bức tranh làng quê thanh bình
Mang trên mình biểu tượng tín ngưỡng của quê hương, người dân luôn tự hào, nỗ lực hết mình để hoàn thành vai trò là những chủ thể văn hóa
Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế
Thế Dương/dangcongsan.vn