Cổng làng Mông Phụ được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong bên cạnh cây đa hơn 300 năm tuổi tạo nên một cảnh quan thực sự thanh bình và cổ kính.Đình làng Mông Phụ - Ngôi đình đã được xây dựng cách đây gần 400 năm theo lối kiến trúc Việt - Mường, mô phỏng kiến trúc của nhà sàn với sàn gỗ cách đất. Phía bên trong đình có treo rất nhiều hoành phi câu đối nổi bật. Ngôi đình đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.Ngôi nhà cổ của ông Hà Hữu Thể gồm 7 gian và còn tương đối nguyên vẹn. Đây cũng là một trong số ít gia đình còn giữ nghề làm tương nếp truyền thống.Dụng cụ xay ngô và ngô được buộc thành túm và treo bên hiên nhà khiến chúng ta dễ liên tưởng đến những ngôi nhà vùng cao Tây Bắc.Cổng một ngôi nhà cổ được dựng lên bởi đá ong vàng sẫm đặc trưng của xứ Đoài.Ngôi nhà cổ của bà Dương Thị Lan có tuổi đời gần 400 năm, đã trải qua hơn 10 thế hệ con cháu sinh sống tại đây.Những cánh cửa nhuốm màu thời gian.Theo chủ ngôi nhà, mặc dù bên ngoài nhiều phần bị hỏng hóc nhưng phần gỗ bên trong vẫn còn rất chắc chắn.Làng cổ Đường Lâm được mệnh danh là vùng đất hai Vua, bởi đây là nơi sinh ra của 2 vị vua nổi tiếng là Phùng Hưng và Ngô QuyềnLăng Ngô Quyền được đặt tại vị trí đẹp nhất đồi Cấm.Chùa Mía được xem là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam với287 bức tượng.Khách du lịch đến với Chùa Mía không quên lưu lại cho mình những hình ảnh đẹp làm kỷ niệm.
Lệ Giang/ kinhtedothi.vn