- Thưa ông, trong một số kinh điển Phật giáo có nói đến trầm hương với sự ví von như trầm hương là “mùi hương của niết bàn”, điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Mọi sự so sánh đều hàm chứa những thông điệp và ý nghĩa, về trầm hương khi tìm hiểu bộ Kinh Minlindapanda (xuất hiện khoảng 100 - 200 năm sau khi đức Phật nhập Niết bàn, được Phật giáo Miến Điện xếp vào hàng Thánh điển), có đoạn hỏi - đáp giữa vua Minlinda (Di Lan Đà) và tỳ kheo Nagasena. Ngài Nagasena đã khéo léo vận dụng sự so sánh để mô tả về Niết bàn, trong đó có sự so sánh về trầm hương như: Trầm hương có ba đặc điểm:
1. Thật khó mà tìm được;
2 Mùi thơm tuyệt đối;
3.Ai ai cũng ưa chuộng và ca tụng.
Cũng như Niết bàn có 3 đặc điểm:
1. Thật khó gặp được.
2. Mùi hương của Tam học (Giới - Định - Tuệ) là mùi hương Đức Hạnh tuyệt đối.
3 Là cảnh giới của các bậc Thánh.
Chính vì những lẽ đó, khi thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo sử dụng trầm hương để thành kính dâng lên Tam bảo chính là cách thể hiện lòng tôn kính cao cả và có ý nghĩa biểu trưng cao nhất. Nhưng chúng ta phải hiểu, dù trầm có hương thơm “hảo hạng nhất” của thế giới tự nhiên, nhưng dù quý hiếm đến tột cùng, hương thơm của nó vẫn chỉ bay theo chiều gió. Trong khi với nghi lễ dâng hương cần có một tâm hương thanh tĩnh, hướng tâm trọn vẹn của người đức hạnh thì loài hương đó có thể bay ngược chiều gió, không gì ngăn cản được. Đó chính là tâm hương của người dâng hương đối với đất trời, hương tâm là tột cùng cao quý của đức hạnh để tưởng kính các đấng Giác Ngộ, bậc Thánh Nhân. Nghi lễ dâng trầm hương phải có sự kết hợp trầm hương và tâm hương, ý nghĩa thực sự tuyệt vời.
- Ông đánh giá thế nào về lễ dâng trầm đầu tiên ở Việt Nam trong chương trình “Trầm hương Khánh Hòa - Linh khí của trời đất”?
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh - Đại sứ trầm hương làm lễ dâng trầm ở tháp bà Ponagar (một cảnh sẽ được chiếu chương trình đêm 30/4) |
Chúng tôi cho rằng lễ dâng trầm hết sức ý nghĩa, kế thừa truyền thống tâm linh của dân tộc và kết hợp được sự tôn quý của trầm hương - “mùi hương của niết bàn” và tâm hương của những người đã có ý tưởng, góp công sức, tài chính, thời gian cho chương trình.
Lễ dâng trầm vào dịp Đại lễ 30/4 cũng là thời khắc mở màn cho Năm du lịch biển du lịch quốc gia 2019” và “Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa 2019”. Mong rằng với sự chuẩn bị công phu của Ban tổ chức, nghi lễ dâng trầm sẽ lan tỏa ÁNH DƯƠNG, ngời sáng tình BIỂN - tình NGƯỜI KHÁNH HÒA.
Lan tỏa tâm hương là lan tỏa thông điệp về miền đất mến khách, con người hiền hòa, nơi có những bãi biển đẹp, nhiều thắng cảnh nổi tiếng….chắc chắn sẽ để lại dấu ấn đặc biệt cho khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Nha Trang - Khánh Hòa - miền đất phát tích sản vật trầm hương nức tiếng của đất - trời.
- Xin cảm ơn ông!
Thiên Thanh/vietnamnet.vn
Chương trình dâng trầm “Trầm hương Khánh Hoà - linh khí của trời đất” do Đài Truyền hình Việt Nam VTV phối hợp cùng Công ty Trầm Hương Khánh Hòa ATC tổ chức, nhằm tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống văn hoá dân tộc, kết nối hoà bình, trí tuệ sáng tạo, văn hoá tâm linh, khởi đầu năm du lịch quốc gia 2019. Chương trình diễn ra tại Quảng trường 2 tháng 4, TP.NhaTrang (Khánh Hoà) vào 19h30 ngày 30/4/2019. Chương trình “Trầm Hương Khánh Hòa - Linh Khí Trời đất” sẽ có lễ dâng Trầm, hoạt động đầu tiên tại Việt Nam được dàn dựng công phu bởi tổng đạo diễn Hoàng Nhật Nam. Chương trình còn có sự tham gia của NSƯT Linh Nga, NSƯT Vân Khánh, các ca sĩ Hồng Nhung, Tùng Dương, Ngọc Sơn và Hoa hậu Nhân ái Thế giới Đỗ Mỹ Linh. |