Đào Khê, một xã ven sông Đáy, thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định từ lâu đã nổi danh với nghề làm nón lá.
Dù xuất xứ của nghề làm nón bắt nguồn từ làng Chuông (Hà Nội), nhưng đôi bàn tay khéo léo của người thợ Đào Khê đã tạo nên nét riêng biệt cho chiếc nón, làm nên “thương hiệu” cho làng quê bình dị này.
Trước đây, phần lớn người dân trong làng đều theo nghề làm nón. Dù làm nón không quá dư dả nhưng có thể làm quanh năm, không lo nắng mưa, lại có thể tranh thủ lúc nông nhàn. Tuy nhiên, sau này, các khu công nghiệp ở địa phương dần mọc lên, thu hút lượng lớn lao động trẻ trong làng, khiến nhân lực làm nghề giờ đa phần chỉ còn lại tầng lớp trung niên, người già và trẻ nhỏ…
Hình ảnh các bà, các chị vừa chuyện trò, vừa thoăn thoắt khâu nón trước hiên nhà hay ngoài ngõ nhỏ đã góp phần tạo nên nét thi vị cho làng quê Bắc Bộ thanh bình này. Đó là vẻ đẹp lao động toát lên từ sự cần cù, chăm chỉ của những người dân thôn quê mộc mạc ngày qua ngày tiếp nối và duy trì nghề truyền thống của quê hương.
Các bà, các chị khâu nón trước sân nhà khiến khung cảnh làng quê thanh bình quá đỗiThanh niên trẻ trong làng phần lớn "đầu quân" cho các khu công nghiệp, lực lượng theo nghề làm nón giờ chỉ còn lao động trung niên, các cụ giàDù đã ở vào cái tuổi được nghỉ ngơi, nhưng với tình yêu nghề và niềm vui lao động, các bà, các cụ làng Đào Khê vẫn ngày ngày cần mẫn làm nónTuy không còn tinh mắt như thời trẻ, nhưng bàn tay các bậc cao niên thoăn thoắt luồn từng mũi kim lên, xuống đều đặn và nhịp nhàng như cái nghề đã ăn sâu vào máu thịtHình ảnh các bà, các chị vừa chuyện trò, vừa thoăn thoắt khâu nón bên hiên nhà hay ngoài ngõ nhỏ Nghề làm nón dù không dư dả nhưng có thể làm quanh năm, tranh thủ lúc nông nhàn Hình ảnh người dân cần mẫn phơi lá nón cho "được nắng" Không hiếm các cụ ông ngồi tỉ mẩn khâu nónNụ cười "thu hoạch" khi làm được sản phẩm ưng ýCẩn thận uốn vành nónNgười thợ khâu nón tài hoa thường có tài lẩn chỉ, khéo léo giấu những nút nối vào bên trongKhung cảnh mua bán tấp nập tại chợ Đào Khê, nơi nổi tiếng với những chiếc nón lá và các nguyên phụ liệu để làm nón: những bó lá nón phơi khô, những bó mo nang để lót cho nón được dày dặn, khuôn tre hay nan nón được chẻ sẵn...Những bó lá nón được phơi khô, lắm trắng rất bắt mắt
Những chiếc nón được bày bán đẹp mắtCứ mỗi buổi chiều, ông Phạm Văn Thùy lại đi thu gom sản phẩm từ các hộ gia đình trong làng, tập hợp lại thành một lượng lớn, thuê người trau chuốt lại sản phẩm rồi mới giao cho các mối hàngChiếc nón sau khi được khâu tỉ mỉ theo từng nan nón sẽ được viền vành một cách cẩn thận và trau chuốt
Hình ảnh những người thợ làm nón của làng Đào Khê miệt mài với từng bó lá, những khuôn tre, những đường kim mũi chỉ tạo nên nét đẹp lao động bình dị, mộc mạc đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng bất cứ du khách nào một lần đặt chân đến nơi này.
Kinh nghiệm bỏ túi - Xã Nghĩa Châu huyện Nghĩa Hưng cách thành phố Nam Định khoảng 17km - Đến Đào Khê, xã Nghĩa Châu, du khách có thể khám phá, trải nghiệm nghề làm nón truyền thống, mua sản phẩm đế sử dụng hay làm quà |
PV/ Vietnam Journey