Lễ khai trương mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên trên địa bàn H. Hòa Vang
Theo Phó Chủ tịch UBND H. Hòa Vang Bùi Nam Dũng, hiện nay, tuy quen với cuộc sống hiện đại nhưng người Cơ Tu vùng thấp ở 2 xã Hòa Bắc, Hòa Phú vẫn gìn giữ và làm sống dậy nét đẹp văn hóa Cơ Tu. Các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan mây tre cũng được trình diễn trong ngày hội để người dân và du khách cùng xem và trải nghiệm. Bên cạnh vũ điệu dâng trời "Tung tung, ya yá", người Cơ Tu còn lưu truyền các môn thể thao miền núi như bắn nỏ, đi cà kheo…
Có thể nói, được sống với người dân Cơ Tu Đà Nẵng trong không khí ngày hội, tham quan các khu trưng bày ẩm thực, quảng bá sản phẩm đặc trưng của người dân miền núi, chúng tôi hiểu rằng, các cấp chính quyền đang nỗ lực bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
Từng tiếng chiêng, tiếng cồng là tiếng ca tiếng hát, tiếng gọi bầy của muôn loài. Từng họa tiết hoa văn, điệu vũ dân gian là khắc họa đời sống gắn với không gian núi rừng. Vì vậy, bản sắc cộng đồng Cơ Tu ở Đà Nẵng phải được lưu giữ, trao truyền và tiếp nối.
Những nghệ nhân Cơ Tu biểu diễn cồng chiêng phục vụ lễ hội
Các cô gái Cơ Tu uyển chuyển trong vũ điệu dâng trời "Tung tung, ya yá"
Quảng bá sản phẩm rượu cần, đan mây tre, dệt thổ cẩm đến người tiêu dùng
Các chàng trai Cơ Tu hiên ngang với nhịp điệu bảo vệ bình yên buôn làng
Vy Hậu/ cadn.com.vn