Văn hóa

Ngày xuân, kể chuyện về những người giữ hồn văn hóa Chăm

10:08 - 03/02/2021
Chính nhờ công sưu tầm của anh Vòng và những người đồng nghiệp mà hiện vật trưng bày của Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm ngày thêm phong phú.

Trong cuộc sống hối hả, vội vã với chuyện “cơm áo gạo tiền” ngày nay, vẫn còn có những người nặng lòng với văn hoá dân tộc. Họ lân la từ làng trên, xóm dưới, âm thầm chắt chiu, gom nhặt những vốn cổ văn hóa dân gian của dân tộc mình còn sót lại, với mong muốn rằng những vốn cổ văn hóa ấy không bị mất đi, mà  được lưu truyền đến các thế hệ mai sau. Trong số những con người đáng quý ấy có  ông Thường Xuân Hữu (Sư cả thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong) và anh Ức Viết Vòng (ở thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình) tỉnh Bình Thuận. 

Anh Ức Viết Vòng trong một chuyến đi thực tế 

Trong cái nắng dịu của những ngày giáp Tết, từ trung tâm xã, đi qua con đường làng, chúng tôi đến nhà Sư cả Thường Xuân Hữu ở làng Chăm Lạc Trị xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Trong căn nhà nhỏ, ông đang dạy chữ Chăm cổ cho các em nhỏ, tiếng tập đánh vần “Kăk”, “Khăk”, “Găk”, “Khăk”… (chữ cái tiếng Chăm) vang vọng giữa buổi chiều thanh vắng, gợi lên cảm giác thanh bình, yên ả.

 Trong căn nhà nhỏ của ông nhìn tứ phía đâu đâu cũng nhìn thấy những chiếc kệ chất đầy sách. Thứ nào quý giá, ông cho vào 1 tủ kính riêng. Ở tuổi “Thất thập cổ lai hy” nhưng ông vẫn nhớ tên từng cuốn sách và vị trí của nó ở đâu.

Sư cả Thường Xuân Hữu cho biết, các thư tịch cổ nhất bằng chữ Chăm còn lại rất ít, vì vậy mà mình phải giữ gìn nó. Các cuốn sách cổ từ vài trang đến vài trăm trang giấy chứa đựng những nét đặc sắc của văn hóa Chăm với các chủ đề chính là kinh luật tôn giáo,hướng dẫn nghi lễ, những bài tụng ca, lịch pháp, gia huấn ca… ngoài ra còn có các nội dung về văn học.

Sư cả Thường Xuân Hữu nói: “Đến ngày hôm nay, bản thân tôi vẫn còn giữ gìn nhiều bộ kinh thư, nhiều cuốn sách Chăm rất có giá trị mà tôi đi sưu tầm, nghiên cứu, các thế hệ trước mới có để lại cho ngày hôm nay. Với vai trò, trách nhiệm là người đi trước, tôi cũng mong muốn vị chức sắc thế hệ sau này cùng nhau tiếp tục cùng nhau sưu tầm nghiên cứu những giá trị văn hóa của người Chăm để lưu truyền lại cho đời sau biết được phong tục, tập quán, những giá trị văn hóa của cộng đồng người Chăm".

Sư cả Thường Xuân Hữu (áo trắng thứ hai từ trái sang) và anh Ức Viết Vòng (áo trắng thứ tư từ trái sang) cùng với đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS lần II, 2020 

Sinh ra và lớn lên trên vùng đất đầy nắng và gió, từ nhỏ ông may mắn được thừa hưởng vốn chữ viết Chăm quý giá từ những người thầy của mình trong làng truyền lại. Khi tiếp nhận những bộ kinh thư, bản thân ông lúc đó cũng rất đam mê, nên càng đọc ông càng thích, dần dần vốn văn hoá quý giá của dân tộc đã thấm nhuần vào ông lúc nào không hay biết.

Với tình yêu sâu nặng, ý thức trách nhiệm rất cao với vốn văn hóa của cha ông, trong những năm qua, ông bắt đầu sưu tầm những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, bằng việc ghi chép lại những phong tục, lễ nghi trong cưới hỏi, tấu chức, Ka-tê,... Dù cuộc sống còn khó khăn, ông vẫn kiên trì đeo đuổi việc sưu tập, lưu giữ khá nhiều những bộ kinh thư hết sức có giá trị viết trên giấy dó, lá buông.

Thuộc thế hệ 7 X ở thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận – vùng đất được ví như cái “rốn” văn hoá Chăm của tỉnh Bình Thuận, anh Ức Viết Vòng cũng dành cho văn hóa dân tộc mình một tình yêu sâu nặng không kém gì Sư cả Thường Xuân Hữu.

Công tác tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm nên anh có điều kiện hơn Sư cả Xuân Hữu trong việc sưu tập các hiện vật liên quan đến văn hóa dân tộc mình.

Anh Vòng dành nhiều thời gian đi du khảo, ghi chép lại những vốn cổ của văn hóa dân gian tại các lễ hội của người Chăm như: Rija Yaup, Rija Prong, Rija Harei... Với mong muốn gìn giữ và lưu truyền những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm, anh Ức Viết Vòng đã đi đến từng nhà dân để tuyên truyền vận động bà con hiến tặng các hiện vât, cổ vật để trưng bày tại Trung tâm. Ngoài công tác nghiên cứu, sưu tầm, anh còn ghi âm lại những điệu hát, nghi thức tôn giáo của giới chức sắc trong đồng bào Chăm như: Lễ nhập đạo của người Chăm Bà-la-mon, các lễ nghi của người Chăm… Mỗi góc trưng bày tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm đều được anh chăm chút như đứa con tinh thần của mình.

Anh Vòng cho biết, giới trẻ hiện nay không còn mặn mà với văn hoá truyền thống, nhất là những nghi thức tôn giáo của dân tộc nên anh muốn sưu tầm, lưu giữ lại những nghi thức, văn hóa tôn giáo đó để lưu truyền cho thế hệ con cháu mai sau.

Anh Vòng nói: "Là người đang công tác tại Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm, tôi thấy Đảng và Nhà nước quan tâm rất nhiều đến việc bảo tồn văn hoá Chăm, nhưng bản thân tôi muốn phía Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn văn hoá Chăm, nhất 2 nghề truyền thống của người Chăm đó là nghề làm gốm và nghề dệt thổ cẩm. Vì hai nghề ngày hiện rất ít người làm, ngày nó càng mai một đi".

Bằng khen của Thủ tướng chính phủ 

Chính nhờ công sưu tầm của anh Vòng và những người đồng nghiệp mà hiện vật trưng bày của Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm ngày thêm phong phú. Hiện Trung tâm trưng bày hơn 300 hiện vật, gần 200 bức ảnh về đời sống văn hóa lao động của người Chăm qua các thời kỳ phát triển, các thư tịch cổ... Nhờ đó, thu hút du khách yêu mến văn hóa Chăm tới thăm quan tìm hiểu, góp phần tích cực vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ người Chăm ngày nay và phát triển du lịch của địa phương...

Với những đóng góp đáng ghi nhận cho việc giữ gìn và phát huy vốn văn hóa Chăm, tại Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II diễn ra vào tháng 12/2020 vừa qua, anh Ức Viết Vòng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Còn Sư cả Thường Xuân Hữu đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân và được các cấp chính quyền tuyên dương, khen thưởng nhiều lần.

Cả hai người đều được tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X - năm 2020. Đó không chỉ là niềm vinh dự và tự hào của riêng ông Thường Xuân Hữu và anh Ức Viết Vòng mà còn là niềm tự hào chung của bà con Chăm Bình Thuận và niềm động viên, khích lệ cho những người đang ngày đêm miệt mài chung tay bảo tồn vốn văn hóa Chăm đặc sắc.

Theo VOV.VN

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV

Tỉnh thành Bình Thuận

Bình Thuận
Là tỉnh duyên hải thuộc Nam Trung Bộ, biển là đặc sản và cũng là tài sản quí giá nhất của Bình Thuận.

Điểm đến Bình Thuận Xem thêm

Mũi Né
Nổi tiếng với những bãi biển xanh cùng bờ cát trắng, Mũi Né từ lâu đã là địa điểm du lịch quen thuộc.
Tháp Chăm Pô Sah Inư
Tháp Pô Sah Inư là một địa điểm tham quan thiên về tâm linh và là biểu tượng của vương quốc Chăm-pa xưa.
Khám phá nét hoang sơ dọc miền biển Tuy Phong - Bình Thuận
Tuy Phong là miền biển đầu tỉnh Bình Thuận. Nơi đây có nhiều bãi cát hoang sơ, yên bình và thắng cảnh thiên nhiên độc...
Khám phá Bàu Trắng – nơi được mệnh danh là “sa mạc Sahara ở Việt Nam”
Với vẻ đẹp độc đáo, đồi cát Bàu Trắng ngày càng trở thành điểm tham quan hút khách, điểm đến không thể bỏ qua khi đến Bình...
Bình minh trên bãi biển Thương Chánh
Thương Chánh là bãi biển hiền hòa ở Phan Thiết, Bình Thuận. Mỗi buổi sớm, người dân làng chài ra tắm biển, hòa mình với thiên...
Đổi thay trên đảo ngọc Phú Quý -  Bình Thuận
Đến Phú Quý hôm nay, du khách thực sự ngạc nhiên trước sự “thay da đổi thịt” của "đảo ngọc".
Vẻ đẹp hoang sơ đầy bình dị của Bình Thuận
Nằm tại vùng đất nắng gió duyên hải Nam Trung Bộ, nơi nổi tiếng bởi những bãi biển và cung đường ven biển tuyệt đẹp, Bình Thuận...
Về Phú Quý hát "bài ca tôm cá"
Trong lúc chờ đợi "Anh thầy ngôi sao" ra rạp cuối tháng này, hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Phú Quý - hòn đảo chiếm phần lớn...
Hấp dẫn bờ biển hoang sơ ở Mũi Kê Gà, Bình Thuận
Bình Thuận nổi tiếng với Mũi Né, thế nhưng với những người ưa khám phá những điều mới lạ sẽ tìm đến Mũi Kê Gà, một địa điểm tuyệt...

Ẩm thực Bình Thuận Xem thêm

Đặc sản Bình Thuận vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam
Trong công bố chính thức mới đây của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) và Tổ chức Top Việt Nam (VietTop) về Top 100 món ăn đặc...
Đặc sản chả cá Phan Thiết
Trong số các món ăn chế biến từ cá biển, món chả cá Phan Thiết là ngon và nổi tiếng hơn cả. Sau chuyến du lịch thành...
Ngon nhất ốc hương nướng Phan Thiết
Ốc hương là một món ăn hải sản rất ngon mà du khách có thể thưởng thức khắp các thành phố biển ở Việt Nam....
Đủ món ngon không thể bỏ lỡ ở Phan Thiết
Bánh quai vạc, bánh canh chả cá, gỏi cá mai Phan Thiết... là những món ăn khá nổi tiếng, hiện diện từ lâu trong ẩm thực Phan...
Đã mắt, ngon miệng với "Món ngon Bình Thuận"
Chương trình Không gian ẩm thực - Đặc sản Bình Thuận năm 2019 với chủ đề "Món ngon Bình Thuận" diễn ra từ ngày 18 đến 21/10 tại...
Độc đáo lẩu thả
Lẩu thả là món ăn của người dân vùng biển Phan Thiết (Bình Thuận). Qua thời gian, nhiều đầu bếp biến tấu cách điệu dần, trở thành...
Ẩm thực Phan Thiết “say” lòng du khách
Bình Thuận được thiên nhiên ưu ái ban tặng những hải đặc sản tươi ngon, làm nên những món ăn độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa...

Trải nghiệm Bình Thuận Xem thêm

Về Cổ Thạch “săn rêu” ngắm đá 7 màu
Bãi biển Cổ Thạch nổi tiếng với bãi đá rêu xanh phủ kín cùng những viên đá đủ màu sắc, hình thù tuyệt đẹp.
Tà Năng – Phan Dũng du ký
Tà Năng – Phan Dũng đẹp theo cách nhìn của mỗi người, và ở mỗi mùa trekking, nơi đây đều có sức hấp dẫn riêng biệt.
Đến Kê Gà ngắm hải đăng hoàng hôn và …."đi bộ" trên biển
Nếu may mắn đặt chân đến đảo Kê Gà, Bình Thuận vào đúng thời điểm, du khách sẽ có thể khám phá một “bí mật” của tự nhiên mỗi năm...
Keo lá tràm vàng rực cung đường ven biển Phan Thiết
Không chỉ có biển xanh, cát trắng, nắng vàng, khu du lịch Mũi Né - Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) những ngày này còn được tô đẹp...
Khám phá làng chài chỉ dùng thuyền thúng để ra khơi
Cứ 6 -7h sáng, hàng chục chiếc thuyền thúng lại tấp nập trở về bãi đá ông Địa (thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) sau một chuyến...
Dạo chơi Phú Quý
Được xem như "viên ngọc" của vùng biển Nam Trung Bộ, đảo Phú Quý (cũng là một huyện thuộc tỉnh Bình Thuận) nay đã trở thành điểm...
Phú Quý - Hòn ngọc hiếm cần lưu giữ
Phú Quý được xem là “đảo ngọc” của tỉnh Bình Thuận trong chiến lược phát triển du lịch dài hơi.
Bình minh trên đảo Phú Quý, cảnh đẹp mê hoặc lòng người
Phú Quý (Bình Thuận) là một huyện đảo gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ, được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan thơ mộng, hùng vĩ đẹp đến...
Lội biển qua đảo Kê Gà ở Hàm Thuận Nam
Đảo Kê Gà có ngọn đèn biển cùng tên cao và xưa nhất ở Việt Nam. Đảo nhỏ, chưa tới 3ha, cách bờ khoảng 500m, thuộc xã Tân Thành,...

Cẩm nang du lịch Bình Thuận Xem thêm

10 làng quê Việt Nam đẹp cổ kính và nên thơ
Trải dài khắp mảnh đất hình chữ S, từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam, là những làng quê nổi bật với vẻ đẹp cổ kính và nên...
Đảo Phú Quý - Nơi du ngoạn hấp dẫn và đầy tiềm năng
Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, ở tọa độ 105o55’ đến 108o58’ kinh Đông và từ 10o29’đến 10o33’ vĩ Bắc. Phú Quý...
Mỹ nam Hàn Quốc gợi ý đủ góc sống ảo ở sa mạc Hòa Thắng
Hwang Min Hyun chụp ảnh đủ kiểu ở đồi cát và trên một trong những cung đường biển đẹp nhất Việt Nam - đường đi Bàu...
Kinh nghiệm du lịch Bãi đá Ông Địa - Phan Thiết
Bãi đá Ông Địa - một địa danh du lịch nổi tiếng với nét đẹp hoang sơ cùng những câu chuyện tâm linh đầy bí ẩn.
Khu du lịch sinh thái biển Hòn Cau - Bình Thuận
Khu bảo tồn biển Hòn Cau nằm trên địa bàn huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, có diện tích 12.500 ha, trong đó diện tích đất đảo là...