Văn hóa

Tục lạ ở Tà Hộc: Buộc chỉ cổ tay giữ vía không đi "lạc" về cõi âm

15:20 - 10/02/2020
Người Mường ở xã Tà Hộc (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) quan niệm rằng: Vía có lúc bị cõi âm bắt chuyện và rủ đi theo sang thế giới bên kia, nên quên cả lối về với chủ hoặc vía dễ bị ma mãnh xứ người đùa giỡn làm hại. Vì vậy người Mường thường làm lễ buộc chỉ cổ tay để vía luôn ở bên người và cầu mong sức khỏe, bình an, may mắn.

Cuộc sống đời thường, trong sinh hoạt, lao động và sản xuất, con người phải gồng mình chống chọi với quy luật sinh tồn của thiên nhiên. Chính vì lẽ đó, người Mường quan niệm mỗi con người đều tồn tại hồn vía song hành và được coi là một thực thể siêu hình vô cùng quan trọng.

Hồn vía con người luôn gắn bó với thân xác của cuộc sống đích thực, của đời người bắt đầu từ lúc sinh đến khi trở về cõi vĩnh hằng. Mỗi khi bị ốm, gia đình có người qua đời hoặc gặp những chuyện không may trong cuộc sống, người Mường thường làm lễ buộc chỉ cổ tay.

Người Mường thường làm lễ buộc chỉ cổ tay để vía luôn ở bên người và cầu mong sức khỏe, bình an. 

Để tìm hiểu rõ hơn về tục buộc chỉ tay của người Mường, chúng tôi tìm đến nhà ông Hà Văn Hướng, 1 thầy mo có tiếng ở bản Mường (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La).

Ông Hướng kể: “Người Mường chúng tôi thường quan niệm đàn ông có 7 vía, đàn bà Thái có 9 vía. Khi hồn vía lìa khỏi thân xác thì những người đàn ông và đàn bà đó sẽ không còn tồn tại trên thế gian này hoặc người đó bị lạc đi vài vía thì sẽ sống trong cảnh ốm đau, bệnh tật, gặp phải tai ương và không gặp lành trong cuộc sống. Chính vì lẽ đó, mà từ thời cha ông đã nghĩ ra tục buộc chỉ vào cổ tay để giữ hồn vía không rời khỏi thân xác và cầu mong cho sức khỏe, gia đình bình an hơn”.

Để làm lễ buộc chỉ vào tay, bắt buộc trong mâm cỗ phải có gà luộc, rượu, bát hương, gạo nếp...

Trong vô số các phong tục của đồng bào dân tộc Mường, tục buộc chỉ cổ tay là một trong những phong tục mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người về sự bình yên, may mắn sau thời gian gặp những chuyện không may trong cuộc sống.

Người Mường họ tin vào những lực lượng siêu nhiên, tin vào sức mạnh của thần linh. Nếu trong cuộc sống sinh hoạt, lao động bị tai nạn ngoài ý muốn, gặp những chuyện xui xẻo thì những người biết làm lễ sẽ là người đứng ra  giúp đỡ cho họ, để hướng họ có suy nghĩ lạc quan và tin vào cuộc sống hơn.

Tục “làm vía” hay còn gọi là lễ buộc chỉ cổ tay (tiếng Mường là puộc say), là một trong những phong tục có từ rất lâu đời của người Mường ở bản Mường (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La).

“Để làm lễ buộc chỉ vào cổ tay, gia chủ phải bày biện mâm cỗ mời anh em họ hàng đến nhà. Trong mâm cỗ bắt buộc phải có 1 con gà luộc, cá nướng, gạo nếp, bát nhang (chủ yếu dùng bằng bát gạo trắng cắm ba nén hương)... Sau đó mời thầy mo đến khấn.

Chỉ buộc cổ tay bắt buộc phải có 2 màu xanh và hồng, để xua đuổi tà ma đeo bám, mang lại may mắn cho gia chủ. Sau đó cuốn chỉ đều vào nhau đặt ở gần bát hương, chờ làm các thủ tục khấn vái khoảng 2 giờ đồng hồ mới được lấy ra buộc” – anh Hà Văn Tiến, bản Mường, xã Tà Hộc chia sẻ.

Khác với tục giải hạn, trong lễ buộc chỉ tay của người Mường phải có cá chép nướng đặt ở mâm cỗ để xua đuổi những điều xui xẻo, không may đến với gia đình hoặc cá nhân nào đó.

Đặc biệt, lễ buộc chỉ cổ tay còn được thực hiện đối với gia đình có người thân mất đi thì lại mang ý nghĩa cầu cho linh hồn người đã khuất sớm được siêu thoát, đồng thời đem lại sự bình an cho con cháu trong nhà... Sau khi các công việc chuẩn bị cho lễ buộc chỉ vào cổ tay xong xuôi, thầy mo mời người thân của gia chủ rút các sợi chỉ đặt bên bát hương xuống buộc, để giữ cho vía luôn ở bên người gia chủ, mọi điều xui xẻo đều tai qua nạn khỏi...

Thời gian buộc chỉ vào cổ tay kết thúc, các anh em họ hàng lại quây quần bên mâm cỗ, nâng những chén rượu chúc tụng nhau những lời hay ý đẹp.

Theo quan niệm của người Mường, chỉ buộc vào cổ tay bắt buộc phải có 2 màu xanh và hồng.

Lễ buộc chỉ cổ tay của người Mường xuất phát từ mong muốn của một gia đình, cá nhân, do trong nhà vừa gặp chuyện không may, tai nạn, ốm đau... ập đến bất ngờ trong khi người đó vẫn có sức khỏe lao động bình thường. Việc làm lễ buộc chỉ cổ tay đối với người Mường rất quan trọng, người đứng ra làm lễ phải là người có uy tín trong bản.

Có thể nói lễ buộc chỉ cổ tay là một nghĩa cử cao đẹp, được người Mường tổ chức nhiều, bất kể thời gian nào trong năm. Phong tục này mang đậm bản sắc dân tộc Mường, đây là nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo riêng có.

Theo danviet.vn

Tỉnh thành Sơn La

Sơn La
Sơn La nổi tiếng với thị trấn Mộc Châu, nơi đoàn quân "Tây Tiến" từng đi qua.

Điểm đến Sơn La Xem thêm

Mộc Châu
Mộc Châu có những đồi chè xanh, những cao nguyên tràn đầy nhựa sống, được ví như Đà Lạt của Tây Bắc.
Tà Xùa
Cách Hà Nội khoảng hơn 200 km, Tà Xùa trở thành điểm đến của các bạn trẻ yêu thích những khung hình đẹp như mơ.
Đỉnh Pha Luông
Pha Luông, “nóc nhà của Mộc Châu” là nơi mây trắng thường xuyên ôm đỉnh núi.
Di tích nhà tù Sơn La
Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 để giam cầm các chiến sĩ cộng sản yêu nước.
Ngọc Chiến
Nằm ở độ cao hơn 1800m so với mực nước biển nên Ngọc Chiến có khí hậu quanh năm mát mẻ.
Mường La
Mường La là nơi hội tụ của hơn 20 công trình thủy điện lớn nhỏ trên các dòng suối Chiến, Nậm Mu.
Nhà máy thủy điện Sơn La
Nhà máy thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á trên dòng sông Đà.
Nà Ka
Có thể nói Nà Ka là một trong những thung lũng mận đẹp nhất của Mộc Châu.
Hang Thẩm Tét Toòng
Thẩm Tét Toòng là một hang đá ăn sâu vào thân núi, bên trong thang đá lung linh thạch nhũ.

Ẩm thực Sơn La Xem thêm

Độc đáo vùng đất nông sản bên dòng Đà Giang
Hơn 200 mặt hàng nông sản đặc trưng và sản phẩm chủ lực của huyện Mường La (Sơn La) vừa được trưng bày, giới thiệu, kết nối tiêu...
Nhót - Món ăn chua khoái khẩu của người Thái Sơn La
Nhót là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng cao Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng. Cây nhót mọc um tùm, nhiều lá,...
Trứng kiến - Món ăn dân dã của đồng bào Thái
Hàng năm, tầm tháng 3 Âm lịch (tức tháng 4 Dương lịch) trở đi, khi mặt trời đỏ rực, bà con người Thái bắt đầu vào mùa làm nương...
Lên Sơn La khám phá món ăn đặc sản từ hoa ban
Hoa ban không chỉ mang vẻ đẹp tinh khiết, tượng trưng cho núi rừng hoang sơ mà qua bàn tay chế biến khéo léo của người Thái ở Sơn...
Nộm gà tía tô - Món ngon trong mâm cơm ngày Tết của người Dao Tiền
Mùa xuân, khi những bông hoa đào hoa mận bung nở khắp các bản làng là lúc các mẹ, các chị người Dao Tiền ở Sơn La lại tất bật...
Thơm ngon thịt lợn muối chua ngày Tết của đồng bào Dao Sơn La
Trong mâm cơm ngày Tết của đồng bào Dao Tiền ở Sơn La, thịt lợn muối chua là món ăn không thể thiếu và được bà con chuẩn bị từ...
Độc đáo ẩm thực Sơn La
Xôi ngũ sắc; canh vón vén đuôi bò; tau pho; “tôm bay” Phù Yên; chẩm chéo... là những món ăn độc đáo của ẩm thực Sơn...
Hương vị thơm ngọt nức tiếng của món bê chao Mộc Châu
Từ vùng đất Mộc Châu này, món bê chao nức tiếng đã lan tỏa khắp Việt Nam làm thành món ăn phổ biến, mới nghe tên đã cảm nhận được...
Nộm hoa ban, món ngon giản dị của người Thái Sơn La
Hoa ban là một trong những đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào dân tộc, đặc biệt là người...

Trải nghiệm Sơn La Xem thêm

Nét đẹp say lòng du khách nơi cửa ngõ Sơn La
Những bản làng ẩn hiện trong làn sương, thác nước, nương chè uốn mình bên sườn núi, phiên chợ vùng cao rộn rã tiếng cười... bức...
Hoa ban Sơn La khoe sắc thu hút du khách
Đúng hẹn những ngày tháng 3, từng cánh hoa ban e ấp hôm nào đã bung nở, khoe sắc giữa núi rừng, làm say lòng người con quê hương...
Độc đáo phong tục đón Tết của đồng bào Mông ở Mộc Châu
Từ ngày 26/11 Âm lịch, người Mông ở Mộc Châu, Sơn La đã bắt đầu nghỉ làm nương rẫy để mua sắm chuẩn bị cho Tết truyền...
Ngỡ ngàng vẻ đẹp những tuyến đường Sơn La khi hoa ban đua nở
Dọc theo các tuyến đường đến thành phố Sơn La, du khách không khó để bắt gặp những rặng hoa ban đang đua nở khoe vẻ đẹp giản dị...
Pu Nhi Farm - Điểm đến du lịch hoang sơ, đầy hấp dẫn trên cung đường Tây Bắc
Thời gian qua, huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, trong đó đẩy mạnh công tác...
Sắc màu thổ cẩm ở phiên chợ Pà Cò
Trên cung đường đến với Mộc Châu (Sơn La), du khách đừng quên ghé qua phiên chợ Pà Cò họp duy nhất 1 lần trong tuần vào ngày chủ...
Đông đảo du khách đến Mộc Châu sau khi nới lỏng giãn cách xã hội
Sau những ngày nghỉ dài do dịch Covid-19, đông đảo du khách đã lựa chọn Khu du lịch quốc gia Mộc Châu là điểm đến trải nghiệm,...
Hoa chuông vàng khoe sắc nơi phố núi Sơn La
Mỗi dịp tháng 3, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) lại được tô điểm sắc màu rực rỡ của sắc hoa chuông vàng.
Du khách nườm nượp check-in rừng cao su mùa lá rụng
Những ngày gần đây, nhiều du khách thập phương đổ về rừng cao su, thuộc bản Un (xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) chụp...

Cẩm nang du lịch Sơn La Xem thêm

8 con đèo miền Bắc hút hồn dân du lịch bụi
Những con đèo miền Bắc gây ấn tượng bằng những khúc tay áo liên tục cùng cảnh quan hùng vỹ.
Sắc trắng tinh khôi gọi xuân về trên cao nguyên Mộc Châu
Những ngày này, cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang khoác lên mình sắc trắng tinh khôi của những triền hoa mận. Một khung cảnh...
Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu dịp 30/4 - 1/5
Tháng 4, tháng 5 là khoảng thời gian hoàn hảo để du lịch Mộc Châu. Du khách sẽ thấy cao nguyên phủ một màu xanh bất tận cùng...
Địa điểm du lịch Tết Nguyên đán 2020
Tết vốn là dịp để mọi người quây quần bên nhau, sum họp gia đình. Nhưng với nhiều gia đình bây giờ Tết là để vui chơi, để du...
Chia sẻ hành trình 2 ngày 1 đêm tại Mộc Châu
Mộc Châu vốn không phải là một địa điểm xa lạ đối với những ai thích đi du lịch. Hãy khám phá hành trình 2 ngày 1 đêm tại đây...
Bắt tay phát triển du lịch cộng đồng
Với tài nguyên thiên nhiên phong phú và nền văn hóa giàu bản sắc, du lịch homestay được xác định là một trong những thế mạnh của...
Du lịch Mộc Châu: điểm đến "gây thương nhớ" ngày Tết
Nếu bạn muốn ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên toàn cảnh Mộc Châu lúc hoàn thiện nhất thì hãy đi du lịch Mộc Châu vào những ngày...
Khám phá 3 đồi chè trái tim đẹp nhất Mộc Châu
Nhắc đến cao nguyên Mộc Châu, người ta nghĩ ngay đến những đồi chè xanh mướt, bạt ngàn.
4 điểm ngắm hoa cải nở trắng trời tại Mộc Châu
Tháng 11, Mộc Châu chào đón bước chân người đến với những đồng cải bạt ngàn trắng muốt.