Ẩm thực

Về Kon Tum thưởng thức đặc sản Dế

14:13 - 29/01/2019
Tháng 6 hàng năm Kon Tum bước vào mùa mưa, khắp núi rừng ngập tràn màu xanh mát, những ngọn đồi phủ toàn cỏ non mơn mởn. Đây là lúc những chú dế cơm trở nên béo múp, vàng ươm. Hãy cùng tác giả Hà Oanh trải nghiệm việc bắt dế và chế biến món dế cơm thơm ngậy này.

Món ăn từ dế khá xa lạ với người đồng bằng, thế nhưng với đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum, các món ăn chế biến từ dế đã trở nên quen thuộc, rất được ưa chuộng. Có rất nhiều loại dế như dế cơm, dế than, dế lửa... nhưng để chế biến món ăn thì chỉ có dế cơm thì mới ngon được. Dế cơm to gấp đôi dế ta, có màu vàng nhạt, thân to gấp đôi so với dế cơm ở đồng bằng. Sau thời gian trốn cái nóng oi ả của mùa hè, vùi sâu dưới đất nên các chú dế cơm béo tròn, lại chậm chạp nên dễ bị tóm gọn.

Hà Oanh đã đến làng Kon Ktu - một ngôi làng cổ ngay cạnh thành phố Kon Tum, ngay từ sáng sớm nhiều cô bé cậu bé đã í ới gọi nhau đi bắt dế, trên tay là chiếc túi vải dùng đựng dế, và cái cuốc nhỏ xíu. Theo chân cậu bé A Nhi đi bắt dế là một trải nghiệm thú vị và độc đáo.

Leo lên một ngọn đồi khá cao ngay gần sông Đăk Bla, A Nhi nhìn khắp một lượt xung quanh, rồi nhanh chóng bẻ cọng cỏ dài khoảng 20 - 30 cm chọc xuống mấy cái lỗ bé bé bằng ngón tay, ngoáy cọng cỏ. Mới có vài nhát, một chú dế đã dò dẫm đi ra, hình như là dế bị cỏ chọc cho “nhột” quá nên không thể ở lâu trong hang. Còn những cái hang lớn và sâu thì dùng cuốc đào, bắt từng con một cũng rất nhanh chóng. Nếu gặp hang dế có nhiều cửa thì lấy đất bít các ngách lại rồi đổ ngập nước thì dế mới chui lên, những con dế này thường to gần bằng ngón chân cái, thịt chắc và béo ngậy.

Ít người biết được rằng dế là một món ăn cực kì dinh dưỡng, hàm lượng đạm cao, không có mỡ nên rất tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu của Đại học Iowa State University (Entomology Department) ghi nhận trong 100 g thịt Dế chứa: 121mg calori, 12,9 g chất đạm, 5,5g chất béo, 5,1g carbohydrat, 75,8mg alcium, 9,5mg sắt (Lượng calcium trong 4 con dế tương đương với 1 ly sữa).

Dừng chân bên bờ sông, A Nhi nhanh chóng lấy túi đựng dế ra, cẩn thận bỏ phần gai chân, giữ lại phần đùi béo tròn, cắt bỏ cánh và đuôi, nặn hết ruột ra, rửa  sạch rồi phơi trên lá chuối cho ráo nước. Trong lúc đó, Hà Oanh nhóm bếp lửa nhỏ, bếp lửa được thêm ít xà nu nên bắt lửa rất nhanh và cháy đượm. A Nhi chọn những con to nhất, thân vàng, béo múp, dùng mảnh tre nhỏ và dài xuyên thẳng từ đuôi lên đầu rồi đặt lên than đang hừng. A Nhi nhắc khi nướng trở đều tay liên tục, tránh làm cho đùi dế cháy khét, khô quắt lại, dễ gãy càng. Chỉ một lúc đã bốc lên mùi thơm lừng, dế chín màu vàng ruộm thật hấp dẫn.

Hà Oanh nhẹ nhàng gỡ từng chú dế còn nóng hổi ra đặt trên lá chuối tươi, tranh thủ hái thêm ít xoài xanh, lá càng cua, ớt rừng, thêm tý muối tiêu rừng nữa, bày biện ra xung quanh. Lấy một chú dế thơm lừng, thêm ít rau, tí ớt cuộn vào, chấm muối, miếng thịt dế vừa thơm vừa giòn, nhai kỹ sẽ thấy béo pha lẫn chút bùi và ngòn ngọt, hấp dẫn. Hà Oanh cũng như nhiều người, ban đầu khi nhắc tới những món ăn từ dế còn rất e ngại nhưng khi tận mắt ngắm nhìn những món ăn ngon lành chế biến xong xuôi được dọn ra, mọi sự e dè đã biến mất lập tức, bởi hương vị độc đáo, rất dễ ăn chứ chẳng có chút gì rùng rợn như tưởng tượng ban đầu.

A Nhi kể  ngày xưa đồng bào dân tộc chỉ có dế nướng hoặc chế chiên đơn giản thôi nhưng nay họ đã biết chế biến thành nhiều món ăn khác như dế tẩm bột chiên giòn, nhồi đậu phộng rang, gỏi dế, dế rang me... rất mới lạ mà hương vị thơm ngon tuyệt vời. Với món dế tẩm bột chiên giòn, sau khi làm sạch, ướp hạt nêm, đường, dầu ăn cho thấm gia vị, nhồi những hạt đậu phộng vào bụng để khi chín trông căng tròn đẹp mắt, hương vị cũng nhờ đó được nâng lên. Ướp sơ dế qua nước mắm đậm đà, nhúng con dế qua tô bột rồi thả vào chảo dầu chiên, chỉ vài phút là vớt ra thưởng thức ngay.

Điều đặc biệt khi chiên dế là bạn cho ít dầu mỡ, bởi lẽ bản thân con dế đã chứa rất nhiều dầu, nếu cho quá tay dầu ăn sẽ tạo cảm giác béo ngậy khó ăn. Khi chiên, hạn chế tối đa việc đảo đi đảo lại tránh làm gẫy càng và thân dế, chỉ nên hất đều chảo với lửa vừa phải. Cắn nhẹ một con dế, ăn kèm với rau thơm, dưa leo, cà chua cùng chén nước mắm ớt tỏi đậm đà, hoặc chén tương ớt, lớp bột giòn rụm, thơm lừng thêm vị đậu phụng béo ngậy, bùi bùi rất hợp nhau.

Với đồng bào dân tộc thiểu số thì cách chế biến thịt dế chỉ đơn giản nhưng giữ trọn vẹn được vị ngon và hương thơm tự nhiên. Nhờ sự độc đáo của mình, những món ăn từ dế không còn quanh quẩn trong buôn làng nữa mà đã ra tới thành phố. Nếu đã trót nghiền món đặc sản này, thì mách bạn một địa chỉ là trên nhiều tuyến phố của thành phố Kon Tum như đường Bà Triệu, đường Phan Đình Phùng, đường Trần Phú,…tầm tháng 8, tháng 9 dương lịch khá nhiều đồng bào dân tộc bán dế. Chúng được xâu vào những miếng lạt dài, đặt ngay lề đường, dế cơm trong tự nhiên, thịt săn chắc ngon hơn hẳn dế được nuôi.

Dế sống giữa thiên nhiên, đào hang, ăn cỏ dại, uống nước sương mai để lớn, là nguồn nguyên liệu để chế biến những món đặc sản, thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi. Về phố núi Kon Tum bạn đừng quên thử những món ăn độc đáo này để cảm nhận vị thơm, bùi, đậm đà mà không ngấy, nhấn nhá thêm hương rượu cần lại càng trọn vẹn vị ngon./.

Phạm Dương, theo Cổng thông tin điện tử Kontum.

Tỉnh thành Kon Tum

Kon Tum
Kon Tum nằm trên vùng biên giới tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Điểm đến Kon Tum Xem thêm

Nhà thờ Gỗ Kon Tum
Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum, người dân gọi gần gũi là nhà thờ Gỗ, được xây dựng ở trung tâm thị xã từ năm 1913.
Măng Đen
Măng Đen là “Đà Lạt thứ hai" của Tây Nguyên, hoa nở bốn mùa, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.
Tòa giám mục Kon Tum
Không chỉ là một địa chỉ tôn giáo, Tòa Giám mục Kon Tum còn là một điểm du lịch không thể bỏ qua.
Cầu treo Kon K’lor
Cầu treo Kon K’lor được ví như “dải lụa” khổng lồ, tô vẽ thêm cho vẻ đẹp của núi rừng Kon Tum.
Nhà thờ Gỗ Kon Tum hơn 100 năm tuổi mang đậm màu sắc Tây Nguyên
Nhà thờ chánh tòa Kon Tum (hay Nhà thờ gỗ) là một nhà thờ Công giáo nằm trên đường Nguyễn Huệ ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum,...
Bình yên Kon Jơ Dri
Nằm yên bình bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa của thành phố Kon Tum, Kon Jơ Dri là một trong những bản làng Ba Na cổ nhất, xinh đẹp...
Thiêng liêng cột mốc chủ quyền ba biên Việt Nam - Lào - Campuchia
Ở tỉnh Kon Tum, trên suốt chiều dài hơn 292km đường biên giới giáp hai nước bạn Lào và Campuchia có một vị trí đặc biệt, nơi mà...
Kon Plông phát triển du lịch bền vững
"Em lên với Măng đen, nơi lắm mưa nhiều gió…", bài hát “Tình ca Măng Đen” cất lên như mời gọi du khách đến khám phá "vùng đất 7...
Du khách ùn ùn về "xứ Đà Lạt 2" để ngắm hoa mai anh đào
Xuân về, thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plong, Kon Tum) được "nhuộm hồng" bởi hoa mai anh đào. Tuy trời lạnh nhưng hàng ngàn lượt...

Ẩm thực Kon Tum Xem thêm

Về Kon Tum thưởng thức đặc sản dân dã từ lúa mì
Kon Tum nổi tiếng có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với các công trình kiến trúc độc đáo cùng nền văn hóa các dân tộc đa...
15 đặc sản không thể bỏ qua khi đến Kon Tum
Kon Tum không chỉ là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa các dân tộc thiểu số đặc sắc mà còn là nơi có những món...
Về Kon Tum thưởng thức đặc sản Dế
Tháng 6 hàng năm Kon Tum bước vào mùa mưa, khắp núi rừng ngập tràn màu xanh mát, những ngọn đồi phủ toàn cỏ non mơn mởn. Đây là...
Thịt nhím nướng - Đặc sản Kon Tum
Trong ẩm thực của người Brâu ở Kon Tum có rất nhiều món ăn độc đáo được chế biến từ thịt thú rừng như chuột đồng, thịt dúi, heo...
Xôi măng Kon Tum
Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món ăn thân thuộc với nhiều người dân...
Gỏi lá Kon Tum: Món ngon ăn một lần là say
Vào Tây Nguyên nhất định phải đến Kon Tum, đã tới Kon Tum nhất định phải ăn gỏi lá, chưa ăn gỏi lá thì coi như chưa tới Kon...

Trải nghiệm Kon Tum Xem thêm

Về 'Hoa quả sơn' nơi đại ngàn Chư Mom Ray
Những mạch nước từ rừng nguyên sinh, len lỏi qua các khe đá, nhập thành dòng chảy. Bất chợt khựng lại rồi đổ xuống từ trên cao...
Khám phá 'vùng đất 7 hồ, 3 thác' giữa đại ngàn
Huyện Kon Plông được xem là "Đà Lạt thứ hai" ở Tây Nguyên. Trong những năm gần đây, địa phương này của tỉnh Kon Tum đã xác định...
Đẹp ngất ngây hoa anh đào trên cao nguyên Măng Đen
Suốt tuần vừa qua, đặc biệt trong ngày nghỉ Tết Dương lịch 1/1/2020, hàng nghìn người dân và du khách đã đến cao nguyên Măng Đen,...
Kon Tum: Độc đáo… mùa hoa dại
Mỗi độ Thu qua, chớm Đông, thiên nhiên cảnh sắc Kon Tum như được “thay áo mới”. Lúc này, trời bắt đầu se lạnh, phố huyện ngập...
“Lạc bước chẳng muốn về” ở nơi được ví như Đà Lạt thứ 2 ở Tây Nguyên
Đến Măng Đen (Kom Tum) những ngày nắng hạ, ai cũng nghĩ đã tìm được chốn an yên để dừng chân ngắm nhìn cao nguyên hùng vĩ. Măng...
Hình ảnh đẹp bình dị trong "mùa vàng" của người Xê Đăng dưới chân núi Ngọc Linh
Gió se lạnh, trời nắng ráo độ cuối thu là thời điểm đồng bào Xê Đăng ở các thôn làng dưới chân dãy núi Ngọc Linh (xã Măng Ri,...
Độc đáo phiên chợ 10 nghìn đồng trên đỉnh đèo Măng Rơi
Những mái tranh che tạm bợ, gian hàng này thông với gian hàng kia, ai có mặt hàng gì cứ bày ra mà bán và đặc biệt là tất cả các...
Thăm cột mốc ba biên huyền thoại ở Kon Tum
Ngã ba Đông Dương là nơi truyền tai nhau câu chuyện một con gà gáy, cả ba nước cùng nghe.

Cẩm nang du lịch Kon Tum Xem thêm

Việt Nam: 7 mốc biên giới đáng chinh phục
Các cột mốc biên giới sau thường nằm trong lịch trình chinh phục của các phượt thủ đam mê thử thách.

Nhà hàng Kon Tum Xem thêm

Người yếu tim đừng bén mảng đến quán cà phê độc đáo này
Quán cà phê độc đáo này được mệnh danh là nơi lưu giữ hồn cốt của núi rừng Tây Nguyên đại ngàn. Nhưng với những ai yếu tim hoặc...