Trải nghiệm

Độc đáo phiên chợ 10 nghìn đồng trên đỉnh đèo Măng Rơi

12:52 - 29/07/2019
Những mái tranh che tạm bợ, gian hàng này thông với gian hàng kia, ai có mặt hàng gì cứ bày ra mà bán và đặc biệt là tất cả các sản phẩm đều bán đồng giá 10 nghìn đồng... đó là ngôi chợ độc đáo của đồng bào dân tộc Xơ Đăng được dựng lên trên đỉnh đèo Măng Rơi (Kon Tum) từ nhiều năm nay.

Nhiều mặt hàng đặc trưng của núi rừng được người dân bán với giá 10 nghìn đồng

Trong chuyến công tác từ huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) trở về, chúng tôi dừng chân tại ngôi chợ trên đỉnh đèo Măng Rơi (địa phận giáp ranh giữa 2 huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông). Đập vào mắt là hình ảnh ngôi chợ tạm xập xệ, được dựng bằng những trụ gỗ nhỏ, mái được lợp bằng tranh, gian hàng này thông với gian hàng kia, ai có mặt hàng gì thì cứ bày ra bán, từ sản vật núi rừng, đến tự tay nuôi trồng. 

Các mặt hàng được bày bán ở đây chủ yếu là những sản vật núi rừng như: măng le, chuối, bí đỏ, bắp (ngô), các loại rau rừng, tiêu rừng và cả hoa lan rừng… Tất cả được người dân làm sạch sẽ, chia thành từng gói nhỏ, bỏ sẵn trong bao bì và đều được bán với giá 10 nghìn đồng.

“Thương lái” ở đây là người Xơ Đăng xưa nay chân lấm tay bùn, sống ở chân đèo Măng Rơi. Nhiều người trong số họ là những em học sinh vẫn còn đang đi học, có người thì lớn tuổi không nói được tiếng phổ thông nhưng vẫn mạnh dạn đem các sản vật từ rừng ra bán. 

Lý giải việc các mặt hàng ở đây đều bán với giá 10 nghìn đồng, bà Y H’rum (làng Đăk Mông, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô) cho hay, đa số các mặt hàng ở đây đều do người đồng bào tự trồng được hoặc lên rừng hái về, nên chỉ bán giá như vậy thôi. Với lại, từ khi có chợ này người ta đã bán như vậy rồi, nên ở đây mới có tên là chợ 10 nghìn đó. 

Bà Y H’rum cho biết thêm, người bán hàng ở chợ này đều là đồng bào Xơ Đăng ở thôn Đăk Mông, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, sống dưới chân đèo Măng Rơi. Hàng ngày, cứ tầm 6h sáng người dân trong thôn sẽ đi bộ khoảng 4 km để lên đỉnh đèo, ai có hàng hóa gì của nhà trồng được thì mang lên đây bán, nếu không thì vào rừng kiếm rau, củ các loại, đến khoảng 12h trưa thì tập hợp hết ra chợ, 5h chiều khi khách bắt đầu thưa thớt thì chợ giải tán.

Chợ 10 nghìn thu hút đông người qua lại tham quan và mua sắm

Chị Y Hiền (thôn Đăk Mông, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô) bán ở chợ này hơn 1 năm chia sẻ: “Hôm nào ế thì bán được 60 - 70 nghìn đồng, hôm nào đông khách thì bán cũng được 200 nghìn đồng. Ngày xưa bà con mình không biết buôn bán đâu, làm ra hạt lúa, kiếm được củ măng, bó rau là chỉ để ăn thôi hoặc cho nhà này, nhà kia. Sau này mới biết đem lên đây bán để kiếm tiền cải thiện cuộc sống, mua thứ này thứ khác, rồi lo cho con đi học. Lần đầu còn bỡ ngỡ lắm nhưng sau này thành quen rồi”.

Khách hàng của chợ thường là cán bộ, công chức trên đường đi làm về ghé mua, người dân các khu vực lân cận hoặc cũng có thể là khách qua đường. Chị Trần Thị Nhung, công tác trong ngành giáo dục huyện Tu Mơ Rông, một khách hàng thường xuyên của chợ này chia sẻ: “Tôi thường xuyên mua các mặt hàng ở đây vì giá rẻ, các mặt hàng nông sản ở đây đảm bảo sạch, không hóa chất. Ngoài việc mua về dùng tôi còn mua gửi tặng bạn bè, người thân. Hơn nữa cũng giúp bà con có thêm nguồn thu nhập vì đa số họ còn nghèo, khó khăn”.

Cũng kịp lựa chọn cho mình một vài sản vật sạch, giá rẻ mang về làm quà, chúng tôi chào các “thương lái” để về khi trời cũng bắt đầu chập choạng tối. Suốt đoạn đường về, trong đầu chúng tôi cứ ẩn hiện câu hỏi, vì sao ngành chức năng không hỗ trợ người dân để có nơi buôn bán kiên cố hơn, để rồi sẽ trở thành điểm nhấn để người dân giới thiệu, quảng bá những sản vật đặc trưng của núi rừng, địa phương mình.

Theo baovanhoa.vn

Tỉnh thành Kon Tum

Kon Tum
Kon Tum nằm trên vùng biên giới tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Điểm đến Kon Tum Xem thêm

Nhà thờ Gỗ Kon Tum
Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum, người dân gọi gần gũi là nhà thờ Gỗ, được xây dựng ở trung tâm thị xã từ năm 1913.
Măng Đen
Măng Đen là “Đà Lạt thứ hai" của Tây Nguyên, hoa nở bốn mùa, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.
Tòa giám mục Kon Tum
Không chỉ là một địa chỉ tôn giáo, Tòa Giám mục Kon Tum còn là một điểm du lịch không thể bỏ qua.
Cầu treo Kon K’lor
Cầu treo Kon K’lor được ví như “dải lụa” khổng lồ, tô vẽ thêm cho vẻ đẹp của núi rừng Kon Tum.
Nhà thờ Gỗ Kon Tum hơn 100 năm tuổi mang đậm màu sắc Tây Nguyên
Nhà thờ chánh tòa Kon Tum (hay Nhà thờ gỗ) là một nhà thờ Công giáo nằm trên đường Nguyễn Huệ ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum,...
Bình yên Kon Jơ Dri
Nằm yên bình bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa của thành phố Kon Tum, Kon Jơ Dri là một trong những bản làng Ba Na cổ nhất, xinh đẹp...
Thiêng liêng cột mốc chủ quyền ba biên Việt Nam - Lào - Campuchia
Ở tỉnh Kon Tum, trên suốt chiều dài hơn 292km đường biên giới giáp hai nước bạn Lào và Campuchia có một vị trí đặc biệt, nơi mà...
Kon Plông phát triển du lịch bền vững
"Em lên với Măng đen, nơi lắm mưa nhiều gió…", bài hát “Tình ca Măng Đen” cất lên như mời gọi du khách đến khám phá "vùng đất 7...
Du khách ùn ùn về "xứ Đà Lạt 2" để ngắm hoa mai anh đào
Xuân về, thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plong, Kon Tum) được "nhuộm hồng" bởi hoa mai anh đào. Tuy trời lạnh nhưng hàng ngàn lượt...

Ẩm thực Kon Tum Xem thêm

Về Kon Tum thưởng thức đặc sản dân dã từ lúa mì
Kon Tum nổi tiếng có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với các công trình kiến trúc độc đáo cùng nền văn hóa các dân tộc đa...
15 đặc sản không thể bỏ qua khi đến Kon Tum
Kon Tum không chỉ là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa các dân tộc thiểu số đặc sắc mà còn là nơi có những món...
Về Kon Tum thưởng thức đặc sản Dế
Tháng 6 hàng năm Kon Tum bước vào mùa mưa, khắp núi rừng ngập tràn màu xanh mát, những ngọn đồi phủ toàn cỏ non mơn mởn. Đây là...
Thịt nhím nướng - Đặc sản Kon Tum
Trong ẩm thực của người Brâu ở Kon Tum có rất nhiều món ăn độc đáo được chế biến từ thịt thú rừng như chuột đồng, thịt dúi, heo...
Xôi măng Kon Tum
Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món ăn thân thuộc với nhiều người dân...
Gỏi lá Kon Tum: Món ngon ăn một lần là say
Vào Tây Nguyên nhất định phải đến Kon Tum, đã tới Kon Tum nhất định phải ăn gỏi lá, chưa ăn gỏi lá thì coi như chưa tới Kon...

Trải nghiệm Kon Tum Xem thêm

Về 'Hoa quả sơn' nơi đại ngàn Chư Mom Ray
Những mạch nước từ rừng nguyên sinh, len lỏi qua các khe đá, nhập thành dòng chảy. Bất chợt khựng lại rồi đổ xuống từ trên cao...
Khám phá 'vùng đất 7 hồ, 3 thác' giữa đại ngàn
Huyện Kon Plông được xem là "Đà Lạt thứ hai" ở Tây Nguyên. Trong những năm gần đây, địa phương này của tỉnh Kon Tum đã xác định...
Đẹp ngất ngây hoa anh đào trên cao nguyên Măng Đen
Suốt tuần vừa qua, đặc biệt trong ngày nghỉ Tết Dương lịch 1/1/2020, hàng nghìn người dân và du khách đã đến cao nguyên Măng Đen,...
Kon Tum: Độc đáo… mùa hoa dại
Mỗi độ Thu qua, chớm Đông, thiên nhiên cảnh sắc Kon Tum như được “thay áo mới”. Lúc này, trời bắt đầu se lạnh, phố huyện ngập...
“Lạc bước chẳng muốn về” ở nơi được ví như Đà Lạt thứ 2 ở Tây Nguyên
Đến Măng Đen (Kom Tum) những ngày nắng hạ, ai cũng nghĩ đã tìm được chốn an yên để dừng chân ngắm nhìn cao nguyên hùng vĩ. Măng...
Hình ảnh đẹp bình dị trong "mùa vàng" của người Xê Đăng dưới chân núi Ngọc Linh
Gió se lạnh, trời nắng ráo độ cuối thu là thời điểm đồng bào Xê Đăng ở các thôn làng dưới chân dãy núi Ngọc Linh (xã Măng Ri,...
Độc đáo phiên chợ 10 nghìn đồng trên đỉnh đèo Măng Rơi
Những mái tranh che tạm bợ, gian hàng này thông với gian hàng kia, ai có mặt hàng gì cứ bày ra mà bán và đặc biệt là tất cả các...
Thăm cột mốc ba biên huyền thoại ở Kon Tum
Ngã ba Đông Dương là nơi truyền tai nhau câu chuyện một con gà gáy, cả ba nước cùng nghe.

Cẩm nang du lịch Kon Tum Xem thêm

Việt Nam: 7 mốc biên giới đáng chinh phục
Các cột mốc biên giới sau thường nằm trong lịch trình chinh phục của các phượt thủ đam mê thử thách.

Nhà hàng Kon Tum Xem thêm

Người yếu tim đừng bén mảng đến quán cà phê độc đáo này
Quán cà phê độc đáo này được mệnh danh là nơi lưu giữ hồn cốt của núi rừng Tây Nguyên đại ngàn. Nhưng với những ai yếu tim hoặc...