Ẩm thực

Bánh Cóng miền Tây – Đi xa là nhớ, đi về là ăn

06:17 - 14/05/2019
Bánh Cóng là món ngon nổi tiếng của Sóc Trăng, là đặc sản của người Khmer Nam Bộ được rất nhiều người Sài Gòn ưa chuộng. Chỉ đơn giản là bánh được đổ trong những chiếc cóng nên bánh có tên gọi là bánh Cóng.

Bánh ban đầu có tên là bánh Sển hoặc Sài Cá Nại (là tiếng Khmer), tuy nhiên vì tên không dễ nhớ nên được gọi là bánh Cóng cũng là để chỉ hình thức bánh được đổ vào Cóng. Tên bánh ngồ ngộ mà dụng cụ làm bánh – chiếc Cóng cũng ngộ không kém. Chiếc Cóng có dáng tựa như phin cà phê có tay cầm dài như vá múc canh để cầm cho người chiên bánh đỡ nóng.

Bánh Cóng là món ăn vặt rất được yêu thích tại TP. HCM. Ảnh: T. L

Người chiên bánh Cóng thường được thực khách ví cho là "kiện tướng" về sự khéo léo và nhanh nhẹn. Bởi họ luôn phải tay múc bột, chiên bánh vớt ra, cứ thế làm không ngừng nghỉ.

Nguyên liệu để làm bánh Cóng gồm có bột gao, đậu xanh, tôm thịt và củ sắn

Bánh gồm có bột gạo pha loãng, đậu xanh, tôm thịt, củ sắn ăn kèm với cải xanh và các loại rau thơm khác, nghe thì có vẻ giống công thức của bánh tôm Hồ Tây của Hà Nội, bánh Cóng mang trong mình ý nghĩa thân thương hơn nhiều.

Những chiếc bánh Cóng vàng óng được chiên dầu nóng hổi

Bánh có màu hơi sậm chứ không tươi như những nơi khác nhưng lại có mùi thơm và cực kỳ hấp dẫn. Trên bề mặt bánh Cóng là một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Và chỉ cần thưởng thức ngay từ miếng đầu tiên, bột bánh giòn tan lan tỏa trong miệng, mùi vị thơm nức, được béo của ít mỡ sa, ít đậu xanh và thịt heo băm nhuyễn sẽ dễ dàng "gây nghiện" cho người ăn.

Bánh sẽ không bị ngấy khi ăn kèm với cải xanh và cac loại rau thơm

Tuy chỉ là một món ăn vặt nhưng toàn bộ quy trình làm bánh đều đòi hỏi phải tinh tế và khéo léo, từ khâu chọn gạo xay bột, hòa với đậu xanh và nước thế nào cho đủ, pha nước chấm sao cho vừa ý khách. Bánh chiên phải có độ giòn xốp chứ không cứng, ăn vào phải đủ vị béo bùi của bột gạo, đậu xanh, tôm thịt… nhưng không quá ngấy.

Từng thứ nhỏ nhặt thế thôi những nếu không chú ý thì sẽ dễ mất khách, vì khách đến với hàng bánh Cóng vừa xuề xòa vừa khó tính. Dễ ở chỗ không kén nơi ngồi nhưng lại đòi hỏi cầu kỳ trong cách thưởng thức, bánh phải đủ ngon thì mới giữ chân khách dài lâu.

Thường người Sài Gòn hay ăn chung với bánh cuốn như một kiểu ăn kèm cho món ăn thêm đậm đà vì khi ấy, bánh Cóng đã nguội, xếp gọn gàng trong tủ kính hoặc khay đồ ăn, mất hẳn độ nóng giòn thơm phức. Vì thế, người sành ăn vẫn thích tìm đến những hàng quán chỉ chuyên về bánh Cóng, nơi mà chỉ cần đi ngang qua đã nghe mùi thơm lan tỏa cuốn hút từ chảo dầu sôi sùng sục, trong đó là những chiếc bánh Cóng vàng ruộm đầy hấp dẫn.

Cũng giống như bánh Xèo, bánh Cóng nhìn có vẻ hơi ngấy bởi dầu mỡ nhưng lại được đánh giá là món ăn cân đối dinh dưỡng vì ăn kèm với rất nhiều loại rau, trong đó không thể thiếu được cải xanh. Thứ cải hăng nồng này lại hợp lạ lùng với bánh Cóng, ăn kèm với nhau vừa kích thích khẩu vị vừa gia giảm độ cay nồng hay béo bùi tạo nên hương vị thật đặc biệt.

Tuấn Đạt/ laodong.vn


Tỉnh thành Sóc Trăng

Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, nơi cửa sông Hậu đổ ra Biển Đông.

Điểm đến Sóc Trăng Xem thêm

Chùa Dơi
Chùa Dơi là một trong những ngôi chùa cổ nhất và đẹp nhất ở Sóc Trăng.
Chùa Đất Sét
Bên cạnh Chùa Dơi, Chùa Đất Sét cũng được coi là một biểu tượng của thành phố Sóc Trăng.
Chợ nổi Ngã Năm
Chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng là một trong 6 chợ nổi độc đáo của Việt Nam.
Chùa Kh'Leang
Chùa Kh’Leang là ngôi chùa uy nghiêm, lộng lẫy ở Sóc Trăng, mang đậm phong cách kiến trúc Khmer.
Chùa Chén Kiểu
Gọi là chùa Chén Kiểu vì chùa được trang trí bằng những chiếc bát, đĩa bằng sành sứ cùng phong cách kiến trúc lạ.
Chùa Bốn Mặt
Nằm trong hệ thống những ngôi chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng, chùa Bốn Mặt có lối kiến trúc độc đáo, được công nhận là di sản văn...
Chùa La Hán
Không chỉ là nơi thờ phượng, sinh hoạt tôn giáo, chùa La Hán còn thu hút nhiều du khách thập phương bởi vẻ đẹp thanh tịnh, tao...
Những ngôi chùa nổi tiếng
Mảnh đất Sóc Trăng, nơi miền Tây thương nhớ với những ngôi chùa độc đáo, người dân chất phác, hiền hòa, là điểm đến lý tưởng cho...
Cù Lao Dung: hòn đảo xanh
Cù Lao Dung mang vẻ đẹp bình dị của miền Tây sông nước, là hòn đảo xanh nằm ở cuối nguồn sông Hậu, đang dần trở thành điểm du...

Ẩm thực Sóc Trăng Xem thêm

Bánh ống lá dứa - món ăn dân dã 'kéo cả một bầu trời' ký ức ùa về
Được làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với nước cốt dừa, lá dứa, đường, bánh ống là món ăn vặt quen thuộc ở nhiều tỉnh miền Tây như...
Lạc chân đến Sóc Trăng để thưởng thức đặc sản bún tiêu ngon khó cưỡng
Đến với Sóc Trăng mà bỏ qua món bún tiêu trứ danh, quyến rũ thì bạn đã lỡ mất một trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ đấy.
Thơm lừng bún vịt nấu tiêu
Tỉnh Sóc Trăng được xem là nơi làm ra món ăn nổi danh bún vịt nấu tiêu. Món này do người Hoa chế biến đầu tiên, theo dòng thời...
Ứa nước miếng thưởng thức trâu khô ngon trứ danh ở Sóc Trăng
Thịt trâu đã trở thành món ăn được nhiều người yêu thích bởi dễ chế biến, trong đó không thể không nhắc đến món khô trâu và thịt...
Bún gỏi dà: Món bún có tên "độc, lạ" nhưng "ngon hết xảy" ở miền Tây
Theo nhiều người dân ở Sóc Trăng, bún gỏi dà là một trong những món có cách chế biến khá đặc biệt nhưng nguyên liệu thì rất đơn...
Thơm ngon bánh kẹo hỉ người Tiều
Ai đã trót mê bánh pía thì ắt hẳn sẽ không thể nào quên được cái cảm giác ngây ngất khi thưởng thức loại bánh này.
 Bánh bầu - cái tên "lạ hoắc" trong làng bánh Việt: không ăn thử nhanh có ngày "tuyệt chủng"
Trong vô vàn cái tên bánh ở Việt Nam, bánh bầu dường như rất ít khi được nhắc đến.
Bánh khọt: món ăn dân gian Nam bộ
Đối với người dân Nam bộ, bánh khọt là món ăn khá quen thuộc và được nhiều người yêu thích - mỗi chiếc bánh nhỏ có hình tròn vừa...
Những đặc sản Sóc Trăng dân dã mà đượm tình
Ẩm thực Sóc Trăng là sự giao thoa tuyệt vời giữa 3 nền văn hóa Kinh – Hoa – Khmer tạo nên những món ăn đặc sắc. Có dịp đến vùng...

Trải nghiệm Sóc Trăng Xem thêm

Về xứ Cù lao được ví như “tiểu đồng bằng sông Cửu Long”
Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) là một huyện cù lao nằm ở cuối nguồn của dòng sông Hậu. Đây là một vùng đất khá đặc biệt, giàu tiềm...
Đường hoa kèn hồng tuyệt đẹp ở Sóc Trăng đến mùa khoe sắc
Những ngày này, nhiều người đổ về Trung tâm hành chính huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) để ngắm vẻ đẹp mê hồn của đường hoa kèn...
Chợ nổi Ngã Năm – Hương vị quê nhà
Nếu bạn cần tìm một chốn mộc mạc, giản dị đậm chất miền Tây thì đừng ngại ngần ghé thăm Chợ nổi Ngã Năm.
Sóc Trăng bình yên bên những ngôi chùa
Một miền Tây bình yên là những gì đang hiện hữu ở những ngôi chùa độc đáo tại Sóc Trăng. Những cái tên chùa Dơi, chùa Chén Kiểu,...
Đến Sóc Trăng đừng quên chợ nổi Ngã Năm
“Nếu bạn cần tìm một chốn mộc mạc, giản dị đậm chất miền Tây, tôi khuyên bạn về với quê tôi - Chợ nổi Ngã Năm”, đây là lời chàng...
Con đường 160 cây kèn hồng nở rực rỡ ở Sóc Trăng
Nhiều du khách và các bạn trẻ miền Tây đến check-in con đường hoa dẫn vào khu hành chính huyện Châu Thành.

Cẩm nang du lịch Sóc Trăng Xem thêm

Những con đường ngập sắc hoa ở Sóc Trăng
Vào những ngày này, đi trên nhiều tuyến đường ở TP Sóc Trăng, nhiều người rất thích thú khi được đi trên những con đường nở đầy...
Hướng dẫn đi du lịch Sóc Trăng
Sóc Trăng có hai mùa, mùa nào cũng thích hợp để đi du lịch. Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau đây trước khi bắt đầu hành...
Phát triển du lịch sinh thái ven biển Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh nằm cuối nguồn sông Hậu, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là địa phương có nhiều sông nước, vùng ven...
Hòa mình với thiên nhiên tại 6 điểm du lịch sinh thái ở Sóc Trăng
Sóc Trăng không chỉ có những ngôi chùa đậm lối kiến trúc Khmer, tỉnh miền Tây này còn có nhiều điểm du lịch với vẻ đẹp thiên...