Trước khi vào sản xuất muối, diêm dân phải trữ nước và làm sân phơi thật kỹ, cải tạo bằng cơ giới để cho mặt sân chắc chắn.
Sau khi cải tạo, diêm dân tiến hành phủ bạt nhựa để muối sạch và trắng trong.
Sau khi trải bạt, diêm dân cho nước vào sân phơi, sau 12 - 18 ngày nước bốc hơi tạo thành muối.
Muối Bạc Liêu xưa nay vốn nổi tiếng về chất lượng do không có vị đắng, chát và ít lẫn tạp chất. Trước đây muối được bà con diêm dân sản xuất trực tiếp trên cánh đồng theo phương pháp truyền thống. Hiện nay, nghề muối Bạc Liêu đã được ngành Nông nghiệp của tỉnh chú trọng và đã áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng. Diêm dân đã biết tận dụng cơ hội, sử dụng tốt kỹ thuật công nghệ mới, canh tác muối bằng phương pháp trải bạt thay thế cách làm thủ công truyền thống, cho ra hạt muối trắng hơn và giá trị kinh tế cao hơn. Muối Bạc Liêu chỉ sản xuất mỗi năm một vụ từ tháng 12 năm trước đến khoảng tháng 5 năm sau.
Muối được sản xuất theo lối truyền thống trên nền đất đen (người dân gọi là muối đen).
Muối Bạc Liêu được sản xuất bằng phương pháp trải bạt cho năng suất cao, chất lượng, hạt muối trắng trong, đẹp như viên kim cương trắng (người dân gọi là muối trắng).
Diêm dân cào muối tạo ra như một bông hoa trắng.
Diêm dân xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình) thu hoạch muối.
Thu hoạch muối ở xã Điền Hải (huyện Đông Hải).
Sau khi cào muối, diêm dân để khoảng 3 - 4 giờ cho muối rút nước, rồi đem lên chỗ cao để chứa muối.
Năm 2013, Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ KH - CN) đã chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý muối Bạc Liêu (muối ăn) là thương hiệu quốc gia. Bộ ảnh nghề sản xuất muối ở Bạc Liêu qua góc nhìn chụp bằng flycam sẽ giới thiệu quy trình làm muối bằng phương pháp trải bạt thay thế cách làm thủ công truyền thống.
Diêm dân thu hoạch muối đen cũng vác lên chỗ chứa muối.
Kho chứa muối được làm chắc chắn, ngăn không cho nước mưa ngấm vào.
Muối Bạc Liêu là đề tài hấp dẫn cho du khách và các nhà nhiếp ảnh mỗi khi đến Bạc Liêu tham quan và sáng tác ảnh.
Theo baobaclieu.vn