Chùa Khai Nguyên nằm ở thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Chùa Khai Nguyên còn được gọi là chùa Tản Viên, tên hiệu đầy đủ là Tản Viên Sơn Quốc Tự, xưa kia có tên là ''Cổ Liêu Tự'' thường được gọi là Chùa Cheo, có niên đại từ thời nhà Lý nửa đầu thế kỉ XIV.
Sở dĩ nơi đây được biết đến là nơi kim cổ giao hòa là bởi, trên nền ngôi chùa cổ đã cũ và bị thời gian tàn phá. Ngày hôm nay, một quần thể chùa mới đã được dựng lên sừng sững và uy nghi nhưng vẫn giữ lại được đầy đủ vẻ thanh tịnh vốn có cùng những giá trị của không gian, của kiến trúc vẹn nguyên không bị phá vỡ.
Chùa Khai Nguyên trải dài trên một không gian rộng lớn. có kiến trúc theo kiểu “Nội Công Ngoại Quốc”; có Tả Vu, Hữu Vu, Tiền Phật, Hậu Tổ, cuối Tăng Đường… và khu Nội Viện.
Một trong những điểm nổi bật của chùa Khai Nguyên đó chính là hệ thống tượng hoành tráng được đặt rải rác trong khuôn viên của chùa. Các pho tượng đều được tạc với kích thước lớn, phần nhiều được đặt quanh khu vực suối Quan Âm.
Trong ngôi Đại Hùng Bảo Điện có diện tích khoảng 500 m2 của chùa Khai Nguyên bày trí 3 pho tượng lớn. Ngự chính điện là Tôn tượng Đức Phật Thích Ca cao 7,88m, đây là Tôn tượng bằng gỗ mít lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Bên tả chính điện là Tôn tượng Bồ Tát Phổ Hiền, Bên hữu chính điện là Tôn tượng Bồ Tát Văn Thù. Bên cạnh đó, trong khuôn viên chùa Khai Nguyên còn có bức đại tượng A-di-đà lớn nhất Đông Nam Á, đang được xây dựng với mong muốn nguyện cầu cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, an lạc.
Chùa Khai Nguyên có bức tượng đại tượng A-di-đà vì hòa bình thế giới cao 60m, được coi là lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại
Khu vực tháp chuông trong chùa
Theo Đại đức Thích Đạo Thịnh, trụ trì chùa Khai Nguyên thì ngôi chùa được xây dựng theo lối cổ kim kết hợp. Các họa tiết, hoa văn kiến trúc được sử dụng để xây dựng chùa phần lớn là các hoa văn thời Lý, Trần, Nguyễn, mang đậm kiến trúc Phật giáo Việt Nam.
Dù trải qua bao mưa nắng và những cuộc đại trùng tu nhưng chùa Khai Nguyên vẫn giữ được sự cổ kính, uy nghi như thuở ban đầu. Ấy là bởi cảnh quan của chùa có thể được tôn tạo tươi mới nhưng dòng chảy của tín ngưỡng, của Phật giáo thì vẫn nguyên vẹn cùng thời gian không hề bị phai nhạt hay mất đi.
Mời quý vị xem lại chương trình "Chùa Khai Nguyên - Nơi kim cổ giao hòa" tại đây.
Vietnam Journey