Làng nghề đã có từ ngót nghét gần một thế kỷ, qua nhiều thế hệ cha truyền con nối nên ngày nay có khoảng 4.000 lao động phần lớn là người trong làng. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ cuối năm tăng nên nhiều hộ phải thuê thêm nhân công, tăng ca liên tục để kịp cung ứng cho thị trường.
Mỗi người một việc từ những công đoạn đòi hỏi kỹ thuật cao đến những bước vệ sinh cuối cùng trước khi giao tới khách hàng.
Tại khu xưởng của anh Nguyễn Văn Tuấn, 20 người thợ hầu như phải hoạt động hết công suất bởi lượng hàng phải trả cho khách vào dịp cuối năm gấp 2-3 lần với hàng ngàn sản phẩm.
“Gần 1 tháng nay, tôi gần như không nhận thêm những đơn hàng mới bởi đơn hàng cũ giờ vẫn còn nhiều. Thợ phải từ sáng sớm đến tận tối muộn mới kịp trả đơn cho khách hàng khắp các tỉnh thành”, anh Tuấn cho biết.
Cũng theo anh Tuấn, để chế tác đồ thờ và tượng thờ phải tuân thủ tính chất của tôn giáo. Bức tượng phải khắc họa được sắc thái của từng đấng bậc. Điều này đòi hỏi sự tài hoa của người nghệ nhân để tạo nên được cái thần cho pho tượng.
Ngoài sự tài hoa, bí kíp riêng thì việc chọn chất liệu để làm tượng được nghệ nhân nơi đây chú trọng, đó là sử dụng gỗ mít bởi đặc tính mềm, dẻo, thớ dặm, bền, ít nứt, dễ gọt, chịu được ẩm ướt.
Kỹ thuật sơn tượng rất kỳ công và tỉ mỉ như nghệ thuật sơn mài. Đầu tiên, người thợ sơn sẽ trộn đất phù sa rồi bó bằng sơn sống và sơn thí để hom tượng.
Sau mỗi công đoạn, tượng lại được mài bằng đá và nước. Người thợ sẽ sơn lên sau đó lại mài đi. Việc này cứ được thực hiện cho đến khi bề mặt tượng được phẳng, nhẵn và mọng.
Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà công đoạn cuối người thợ sẽ dán bạc hoặc dán vàng quỳ.
Bên cạnh sản phẩm nổi bật là tượng thì người Sơn Đồng còn làm những đồ thờ thủ công mỹ nghệ khác như hoành phi, câu đối, ngai, khảm thờ…
Những người thợ ở đây luôn tự hào khi hầu hết các chùa chiền, nhà thờ lớn nhỏ ở khắp các vùng trên cả nước đều có những pho tượng hay đồ thờ cúng, sơn son thếp bạc từ Sơn Đồng.
Quanh con đường làng ô tô nối đuôi nhau vào vận chuyển hàng.
Những pho tượng tinh xảo có giá từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng thậm chí lên tới cả tỷ đồng. Đó không chỉ đơn thuần là việc tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân địa phương mà còn là động lực để phát triển cũng như gìn giữ làng nghề truyền thống.
NGUYỄN THÚY - TÙNG LÂM
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...