'Cổng trời thời gian' hiện đang được các 'tín đồ du lịch' ở khắp nơi trên mọi miền Tổ Quốc truyền tai nhau thực chất chính là cổng của chùa Koh Kas (Tual Pra Sat), tọa lạc tại ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn. Đây là một kiến trúc cổ độc đáo của người Khmer.
Ngoài cái tên 'Cổng trời thời gian', nơi đây còn được du khách ưu ái gọi bằng nhiều cái tên khác như: 'Cổng trời An Giang', 'cổng trời Koh Kas'...
Cổng trời thời gian' ở An Giang thực chất là một kiến trúc cổ độc đáo của người Khmer. (Ảnh: Ntan.9
Nếu như chiếc 'cổng trời Bali' tại Đà Lạt được 'sao chép' nguyên bản từ Bali từ hình dáng cho đến hoa văn trên chiếc cổng thì 'cổng trời thời gian' ở An Giang lại mang đậm dấu ấn của vùng đất Nam Bộ. Hoa văn và các chi tiết được chạm khắc tinh tế, kết hợp cùng màu sắc rực rỡ, bắt mắt, tất cả đã khiến công trình này trở nên nổi bật hơn, thu hút mọi ánh nhìn.
Đến huyện Tri tôn, 'cổng trời thời gian' chính là một điểm dừng chân được hầu hết các 'tín đồ du lịch' yêu thích. (Ảnh: Daika.bao)
'Cổng trời thời gian' ở An Giang không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp của kiến trúc, mà còn bởi khung cảnh của không gian xung quanh. Nhìn từ trên xuống, du khách sẽ cảm thấy thực sự choáng ngợp trước bức tranh thơ mộng của thiên nhiên và tạo hóa đã ban tặng cho nơi này.
Bức tranh về một An Giang thơ mộng, nên thơ được hiện lên với những ruộng lúa chín vàng ươm, hàng cây thốt nốt vươn mình xanh mướt, hay con đường làng uốn lượn quanh co... (Ảnh: Eric.do.88)
Tới đây, dù bạn đứng ở ngay trên con đường nhỏ ven cánh đồng lúa, phía dưới những gốc cây thốt nốt cũng có thể tạo ra vô vàn những bức ảnh đẹp. (Ảnh: Anhtins)
Những cánh đồng lúa vàng rực ở huyện Tri Tôn. (Ảnh: wangtiev)
Ngoài 'cổng trời thời gian', cánh đồng lúa chín vàng rực rỡ ở huyện Tri Tôn hay những hàng cây thốt nốt xanh mướt, thì 'cánh cửa thiên đường' được đặt trên núi Cô Tô cũng là điểm đến thu hút đông đảo giới trẻ. Nơi đây được ví như 'cổng trời' thứ 2 mà những du khách đã đặt chân đến An Giang đều không nên bỏ lỡ.
Một số địa điểm khác có thể 'check-in' khi ghé thăm nơi này chính là Hồ Tà Pạ, chùa Hàng Còng, Vách đá dựng ở Hồ Latina, Hồ Latina,...
Hồ Tà Pạ. (Ảnh:xlenn)
Ở ngôi chùa được xây dựng vào năm 1608 trên một gò cao này, mọi ngóc ngách đều mang đậm hơi thở của người dân Nam Bộ. Nhiều người khẳng định, từng nét cũ kỹ tạo nên không gian kỳ bí, kích thích trí tò mò của khách du lịch. Chưa kể, phía trong diện tích rộng tới 17.000 m2 còn có rất nhiều công trình kiến trúc tinh xảo nằm ở phía trong. (Ảnh: Vantuanbui)
Vách đá dựng ở Hồ Latin. (Ảnh: c.trn)Hồ Latina. (Ảnh: lalinn)
Lam Anh, thoidai.com.vn