Những ngày gần đây, nhiều người dân đi qua khu vực cầu Long Biên tỏ ra ngỡ ngàng khi chứng kiến nhà ga được khoác lên mình một chiếc áo mới. Ảnh: PV/Vietnam+
Qua tìm hiểu, ga Long Biên từ năm 1997 đến nay chưa từng được sửa chữa. Đây là đợt trùng tu lớn nhất của nhà ga này sau hơn 20 năm. Ảnh: PV/Vietnam+
Ga Long Biên được cải tạo mặt đứng phía đường bộ và đường sắt theo phong cách kiến trúc tân cổ điển xu hướng Pháp. Ảnh: PV/Vietnam+
Ga Long Biên bắt đầu được cải tạo từ ngày 28/2/2019 đến cuối tháng 8/2019 chính thức đưa vào sử dụng. Ảnh: PV/Vietnam+
Ga Long Biên là điểm xuất phát của các chuyến tàu từ Hà Nội đi Hải Phòng, Thái Nguyên, Lào Cai, Đồng Đăng (Lạng Sơn). Ảnh: PV/Vietnam+
Ga Long Biên là một điểm tham quan du lịch khá nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội. Do địa hình hẹp nên cửa ra vào ga Long Biên dành cho hành khách đi tàu rất độc đáo. Ảnh: PV/Vietnam+
Cửa chính được gắn biển Ga Long Biên quay ra đường dẫn lên cầu theo hướng thuận từ phía Gia Lâm vào Hà Nội và nằm về phía tay phải của đường sắt theo hướng đi về phía ga Hà Nội. Còn cửa phụ là một cầu thang với 23 bậc được xây bằng đá xẻ. Ảnh: PV/Vietnam+
Ga Long Biên được đi vào hoạt động từ năm 1902, trải qua gần 120 năm, mỗi ngày nơi đây đón khoảng 28 chuyến tàu qua lại. Ảnh: PV/Vietnam+
Khu vực bên trong nhà ga được thay toàn bộ cửa đi, cửa sổ với kiến trúc tân cổ điển với hệ thống đèn chiếu sáng, quầy bán vé gỗ lim. Ảnh: PV/Vietnam+
Hệ thống biển chỉ dẫn, bảng thông báo LED điện tử, ghế ngồi và tivi phục vụ hành khách trong phòng đợi tàu được nâng cấp toàn bộ. Ảnh: PV/Vietnam+
Khu vực bên trong ga được cải tạo lại đáp ứng nhu cầu sử dụng của hành khách. Ảnh: PV/Vietnam+
Sau cuộc 'lột xác' thần kỳ, ga Long Biên được kỳ vọng sẽ là điểm đến đầy hấp dẫn cho du khách muốn khám phá một góc nhìn vừa lạ mà quen của Hà Nội. Ảnh: PV/Vietnam+
Việt Hùng - Minh Sơn/Vietnam+