Không nằm im lìm trong tủ kính như mọi ngày, hôm nay những kỉ vật chiến tranh này trở nên gần gũi với công chúng hơn bao giờ hết khi trở thành nhân vật chính trong chương trình “Nghe hiện vật kể” tại Bảo tàng Đà Nẵng.
"Hành trang của người chiến sĩ Điện Biên năm xưa còn có một cái trở thành niềm kiêu hãnh của họ, đó là chiếc mũ nan. Chiếc mũ nan này được chính người chiến sĩ đã từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đó là ông Đinh Thế Phẩm gửi lại cho bảo tàng."
"Cái mũ này không phải chỉ dắt lá không thôi đâu, lấy vải dù xé từng miếng nhỏ buộc vào đây thì ngụy trang càng tốt mà lại rất đẹp", các khách mời của chương trình “Nghe hiện vật kể” cho biết.
Cứ thế, qua chiếc mũ nan, chiếc võng dù, bi đông đựng nước và tấm huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên”, cuộc kháng chiến chống Pháp và chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” thế kỷ trước như hiện ra sống động trước mắt những người trẻ.
Chị Thân Thị Thư, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, cho biết: "Các vị khách mời là những nhân chứng, là những người am hiểu nên qua những câu chuyện và chia sẻ của các khách mời, mình biết thêm rất nhiều điều và hiểu rõ hơn giá trị của từng hiện vật đặt trong bảo tàng này. Có thể nói đây là một chương trình rất bổ ích."
Khách tham quan bảo tàng Đà Nẵng
Ngoài các chương trình “Nghe hiện vật kể”, Bảo tàng Đà Nẵng cũng đã triển khai Hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động bằng cách quét mã QR Code gắn trên từng hiện vật; thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn hóa dân gian… Bằng những cách làm sáng tạo như thế này, Bảo tàng Đà Nẵng đã trở thành một trong những điểm đến văn hóa, lịch sử hấp dẫn tại thành phố Đà Nẵng.
Nhờ những chương trình như "Nghe hiện vật kể", có khá nhiều du khách thich thú đến tham quan bảo tàng
Bà Ngô Thị Bích Vân, Phó Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, cho biết: "Chúng tôi đã đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá, đồng thời đổi mới các hình thức gọi là dạy sử, học sử và giới thiệu văn hóa tới đông đảo công chúng. Chương trình "Nghe hiện vật kể" này cũng là một trong những đổi mới sáng tạo để góp phần đưa Bảo tàng Đà Nẵng trở thành điểm đến không thể thiếu đối với du khách."
Bảo tàng Đà Nẵng đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn du khách
Từ 12.000 lượt khách năm 2011 khi mới đưa vào hoạt động, đến năm 2018, Bảo tàng Đà Nẵng đã đón trên 275.000 lượt khách tham quan. Những người làm công tác bảo tàng tại đây đã cho thấy họ không chỉ làm nhiệm vụ giữ gìn, bảo quản 600 hiện vật, tư liệu lịch sử quan trọng mà còn không ngừng nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong việc tiếp cận công chúng để những vốn quý văn hóa, lịch sử đó thực sức sống mãi với thời gian./.
Vietnam Journey/ TTXVN
Sau 3 năm gián đoạn do dịch bệnh, UBND thành phố Đà Nẵng vừa quyết định tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà...
Bên cạnh các sản phẩm du lịch hiện có, Đà Nẵng đang tập trung phát triển mảng sản phẩm du lịch cao cấp, trong...
Thời gian gần đây, khái niệm “Kinh tế đêm” dần được các địa phương quan tâm đặc biệt. Nhiều nơi đã tổ chức...
Trước thực trạng thiếu hụt nhân sự ngành du lịch tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, với sự tăng...
Ngành du lịch đang có những bước phục hồi mạnh mẽ sau 2 năm bị “đóng băng” vì dịch Covid-19 nhưng cũng đồng...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, du lịch Đà Nẵng đã hồi sinh mạnh mẽ. Đà Nẵng là một trong...
Hiện nay, việc tuyển sinh ngành du lịch của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã...
Sau khi hãng VietJet Air và hãng Korean Air khai thác trở lại đường bay trực tiếp Incheon – Đà Nẵng, khách...
Các sản phẩm du lịch biển đêm mới ra mắt trong vài tháng nay, nhưng thành phố Đà Nẵng đã dần khẳng định nỗ...
Tối 3/7, tại công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội “Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng và Không...
Đà Nẵng vẫn chưa có trực thăng cấp cứu, trực thăng du lịch cho giới siêu giàu, tàu biển du lịch, du thuyền...
Tối 22/6, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng...