Nằm ở bờ Tây sông Hàn, thành phố Đà Nẵng, di tích thành Điện Hải là biểu tượng về tinh thần yêu nước, chứng tích cho chiến thắng của quân và dân ta trong lần đầu tiên Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (1858-1860).
Được xây gần mép nước tả ngạn sông Hàn năm 1812 dưới thời vua Gia Long. Năm 1823, Đồn Điện Hải được chuyển đến, xây kiên cố ở vị trí hiện tại và đến năm 1835 được đổi tên là Thành Điện Hải.
Suốt một thời gian dài, do nhận thức chưa đúng và công tác quản lý lỏng lẻo nên 80 hộ dân đã làm nhà sinh, sống xung quanh thành, xây dựng nhiều công trình ngay bên trong di tích thành.
Tháng 12/2017, Thành Điện Hải được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Từ đây, TP. Đà Nẵng đã tiến hành giai đoạn 1 dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải với kinh phí gần 103 tỷ đồng để đưa di tích trở thành địa chỉ đỏ trong bản đồ du lịch lịch sử - văn hóa”.
Thực hiện dự án, thành phố tiến hành di dời các hộ dân tới nơi ở mới. Ở giai đoạn 2, Bảo tàng Đà Nẵng sẽ được di dời khỏi thành Điện Hải và tiến hành tôn tạo, phục hồi các yếu tố gốc trong khu vực nội thành và nghiên cứu xây dựng không gian tưởng niệm các anh hùng, nghĩa sĩ đã hy sinh.
Ông Võ Sơn, ở phường Thạch Thang, quận Hải Châu cho biết: “Bà con đều ủng hộ việc trùng tu lại di tích và thấy đó là vinh dự để bàn giao mặt bằng cho di tích và cùng ủng hộ với UBND thành phố".
Ngoài di tích thành Điện Hải, danh thắng Ngũ Hành Sơn, cũng là di tích cấp quốc gia đặc biệt ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Từ khi đưa vào khai thác du lịch, danh thắng là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và nước ngoài. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn.
Ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng Ban quản lý Khu di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn cho biết, việc triển khai lập quy hoạch di tích danh thắng chú trọng nghiên cứu khảo sát hệ thống di tích, đánh giá tác động tới không gian kiến trúc cảnh quan, bảo tồn và phát huy giá trị di tích với phát triển du lịch. Đồng thời, bảo quản toàn bộ núi đá vôi, hang động, các ngôi chùa cổ gắn liền với danh thắng và toàn bộ di vật, cổ vật được lưu giữ tại đây.
“Phải nói rằng việc trùng tu, tôn tạo và cả công tác quảng bá danh thắng sẽ nâng tầm hơn những năm trước. Điều này sẽ giúp du khách biết nhiều hơn và đến đông hơn", ông Nguyễn Văn Hiền nói.
Từ năm 2015 đến nay, thành phố Đà Nẵng đã đầu tư hơn 300 tỷ trong việc trùng tu, tôn tạo và phục dựng các di tích lịch sử. Hiện, thành phố này có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 18 di tích cấp quốc gia và 61 di tích cấp thành phố.
Đà Nẵng nằm trên “Con đường di sản miền Trung” giữa 2 địa phương Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, việc bảo tồn và nâng tầm giá trị của những di sản di tích hiện có được chú trọng.
Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang triển khai một số dự án trọng điểm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích gồm: Dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải giai đoạn 2; dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan, Nghĩa trủng Phước Ninh, Chăm Phong lệ...
Ông Huỳnh Đình Phước Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, việc trùng tu, tôn tạo nhưng đồng thời cũng hướng đến sự thích nghi để phát huy hết các giá trị của di tích và đưa di tích đến với công chúng.
“Hiện nay tất cả các di tích ở thành phố Đà Nẵng đều thành lập Ban quản lý và gắn trách nhiệm với địa phương vào Ban quản lý đó. Bảo tàng Đà Nẵng cũng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, các phòng giáo dục ở các quận, huyện xây dựng những kế hoạch đưa chương trình dạy học ngoại khóa tại di tích cho học sinh trên địa bàn các quận, huyện", ông Huỳnh Đình Phước Thiện cho hay.
Phương Cúc / VOV Miền Trung
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Sau 3 năm gián đoạn do dịch bệnh, UBND thành phố Đà Nẵng vừa quyết định tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà...
Bên cạnh các sản phẩm du lịch hiện có, Đà Nẵng đang tập trung phát triển mảng sản phẩm du lịch cao cấp, trong...
Thời gian gần đây, khái niệm “Kinh tế đêm” dần được các địa phương quan tâm đặc biệt. Nhiều nơi đã tổ chức...
Trước thực trạng thiếu hụt nhân sự ngành du lịch tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, với sự tăng...
Ngành du lịch đang có những bước phục hồi mạnh mẽ sau 2 năm bị “đóng băng” vì dịch Covid-19 nhưng cũng đồng...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, du lịch Đà Nẵng đã hồi sinh mạnh mẽ. Đà Nẵng là một trong...
Hiện nay, việc tuyển sinh ngành du lịch của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã...
Sau khi hãng VietJet Air và hãng Korean Air khai thác trở lại đường bay trực tiếp Incheon – Đà Nẵng, khách...
Các sản phẩm du lịch biển đêm mới ra mắt trong vài tháng nay, nhưng thành phố Đà Nẵng đã dần khẳng định nỗ...
Tối 3/7, tại công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội “Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng và Không...
Đà Nẵng vẫn chưa có trực thăng cấp cứu, trực thăng du lịch cho giới siêu giàu, tàu biển du lịch, du thuyền...
Tối 22/6, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng...