Dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải nhằm bảo tồn tối đa các thành phần, dấu vết cấu thành di tích gốc, tái tạo một phần không gian cảnh quan và thành phần kiến trúc gốc trong khu vực thành nội; Bổ sung một số thành phần kiến trúc mới nhằm làm rõ hơn giá trị gốc của di tích, tôn vinh và phát huy giá trị của di tích trong cuộc sống đương đại, phát triển du lịch của thành phố.
Bảo tàng Đà Nẵng đang xâm hại lên nền di tích Thành Điện Hải
Theo Dự án này, Bảo tàng Đà Nẵng sẽ được di dời ra khỏi Thành Điện Hải để trùng tu tôn tạo, gìn giữ các thành phần nội thất trưng bày, các trang thiết bị, vật liệu Bảo tàng cũ đưa vào tái sử dụng để trưng bày. Di dời các thành phần trưng bày ngoài trời không có liên quan tới lịch sử Thành Điện Hải về trưng bày tại khu bảo tàng mới; Di dời tạm, đưa vào bảo quản để tái sử dụng các khẩu súng thần công; Hạ giải tượng Nguyễn Tri Phương, tôn tạo đưa vào vị trí thích hợp trên tổng thể…
Dự án còn thám sát khảo cổ học khoảng 50% diện tích trong thành nội làm cơ sở khoa học trong việc phục dựng, tái tạo; Phục dựng một số hạng mục như: cổng thành phía Đông, cổng và cầu phía Tây, kỳ đài, nhà để súng, bảo quản và bổ sung các khẩu thần công; Tôn tạo tượng đài danh tướng Nguyễn Tri Phương; Xây dựng Miếu thờ; Xây dựng Nhà trưng bày có tổng diện tích hơn 453m2. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 84,3 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố, thực hiện từ nay đến năm 2022.
Một số công trình nhà dân xâm hại hành lang bảo vệ di tích được giải tỏa làm công viên.
Ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Đà Nẵng cho biết, Thành Điện Hải được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt vào năm 2017. Di tích hiện xuống cấp và bị xâm phạm nghiêm trọng.
Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành trùng tu một số hạng mục thành trong, thành ngoài, hồ nước...
Năm 2019, thành phố đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án: gồm di dời toàn bộ các hộ dân lấn chiếm tường thành, tu bổ tường thành trong và ngoài, hồ nước, công viên…
Dự án sẽ di dời tạm, đưa vào bảo quản để tái sử dụng các khẩu súng thần công
Theo ông Huỳnh Văn Hùng, giai đoạn 2 chủ yếu phục hồi các công trình bên trong di tích, đảm bảo tính nguyên bản của lịch sử, yếu tố gốc của di tích. Ví dụ, nơi làm việc của các quan trấn thủ, kho lương thực, kho đạn, kỳ đài, ụ súng thần công. Đây là một điểm đến rất hấp dẫn, rất thú vị đối với nhân dân và du khách và đối với các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử./.
Đình Thiệu/VOV MT
Sau 3 năm gián đoạn do dịch bệnh, UBND thành phố Đà Nẵng vừa quyết định tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà...
Bên cạnh các sản phẩm du lịch hiện có, Đà Nẵng đang tập trung phát triển mảng sản phẩm du lịch cao cấp, trong...
Thời gian gần đây, khái niệm “Kinh tế đêm” dần được các địa phương quan tâm đặc biệt. Nhiều nơi đã tổ chức...
Trước thực trạng thiếu hụt nhân sự ngành du lịch tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, với sự tăng...
Ngành du lịch đang có những bước phục hồi mạnh mẽ sau 2 năm bị “đóng băng” vì dịch Covid-19 nhưng cũng đồng...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, du lịch Đà Nẵng đã hồi sinh mạnh mẽ. Đà Nẵng là một trong...
Hiện nay, việc tuyển sinh ngành du lịch của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã...
Sau khi hãng VietJet Air và hãng Korean Air khai thác trở lại đường bay trực tiếp Incheon – Đà Nẵng, khách...
Các sản phẩm du lịch biển đêm mới ra mắt trong vài tháng nay, nhưng thành phố Đà Nẵng đã dần khẳng định nỗ...
Tối 3/7, tại công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội “Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng và Không...
Đà Nẵng vẫn chưa có trực thăng cấp cứu, trực thăng du lịch cho giới siêu giàu, tàu biển du lịch, du thuyền...
Tối 22/6, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng...