Chương trình giới thiệu các tác phẩm: Hòa tấu nhạc cụ dân tộc; Ngày hội quê tôi; Độc tấu đàn bầu; Múa “Apsara”; trích đoạn Tuồng “Nguyệt Cô hóa cáo”; Múa “Bến nước tình yêu”; Giới thiệu nghệ thuật hóa trang trong sân khấu Tuồng.
Sau khi nghe các tiết mục, đại diện các đơn vị lữ hành đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp để chương trình thu hút, hấp dẫn hơn đối với du khách. Đa số các ý kiến đều thống nhất chương trình đầu tiên ra mắt phải được chuẩn bị kỹ lưỡng hết sức có thể, nếu thất bại ngay từ lần đầu sẽ rất khó khắc phục. Nhà hát nên cân nhắc “đánh” vào những thị trường an toàn trước, bắt đầu từ thị trường nội địa…
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Giám đốc Sở Du lịch cho rằng: Sự thích thú ban đầu của du khách là sự chuyển tải tốt nhất đến người dân của họ. Cái xuyên suốt, nhất quán sẽ chính là “sản phẩm du lịch” mà khách bỏ tiền mua và xem. “Hiện nay chúng ta đang ngồi trong không gian mang yếu tố truyền thống, từ suy nghĩ, hạ tầng, tiết mục… tất nhiên không thể thay đổi toàn diện ngay từ bây giờ, nhưng làm thế nào để đáp ứng một vấn để quan trọng nhất là nhu cầu thị trường?” - ông Bình đề cập.
Ông Nguyễn Sơn Thủy - Giám đốc Cty du lịch Duy Nhất Đông Dương cho rằng các sân khấu để giới thiệu cho du khách quốc tế thì cần tính mỹ thuật cao hơn, mang tính thị hiếu, thị trường hơn, đừng “tân cổ giao duyên”: “Nếu chúng ta đã làm về thị trường và nói về thị trường thì chúng ta không nên áp đặt một không gian quá truyền thống, chúng ta có thể thay đổi cởi mở hơn, nhẹ nhàng hơn.
Những show diễn chạy xuyên suốt, khi bắt đầu chương trình đến khi kết thúc không để ngắt quãng vì lời giới thiệu sẽ khiến khách tập trung cao hơn, nếu giới thiệu thì phải hết sức mỹ thuật và cô đọng, bởi khách chỉ thụ hưởng đến mức độ nào đó thôi và cái, họ cần là sự thư giãn” - ông Thủy nói.
Là một trong những đơn vị lữ hành ủng hộ nhiệt tình cho đề án đưa tuồng trở thành sản phẩm du lịch để phục vụ du khách, ông Hồng Sơn (Cty Nguồn Lực Tourane) cam kết rằng các đơn vị lữ hành cũng như các nhà đầu tư chắc chắn sẽ sẵn sàng hợp tác trong lộ trình đưa tuồng vào phục vụ các đoàn khách du lịch.
Tuy nhiên theo ông Sơn, công tác truyền thông cho sự kiện là một trong những khâu đầu tiên, quan trọng mà nhà hát cần phải làm thật hiệu quả, chuyên nghiệp. “Menu” là những tiết mục nghệ thuật cần bổ sung đa dạng để các công ty lữ hành giới thiệu cho khách, tùy theo lựa chọn của đoàn khách mà đêm đó sẽ diễn tiết mục gì để phục vụ… Ngoài ra các hoạt động bên lề như tạo địa điểm check in cho khách, bày bán quà lưu niệm đặc trưng, đào tạo lễ tân, nhân viên đón khách và đội ngũ MC chuyên nghiệp… cũng là những vấn đề cần phải đào tạo bài bản.
NSƯT Trần Ngọc Tuấn - Giám đốc Nhà hát Tuồng Đà Nẵng chia sẻ, để thực hiện kế hoạch đưa tuồng trở thành sản phẩm du lịch trong một thời gian ngắn, nhà hát đã chịu sức ép khá lớn, các cán bộ, nhân viên nhà hát ai cũng phải cố gắng hết sức mình. Ngoài chương trình thứ nhất, nhà hát sẽ tiếp tục đầu tư chương trình thứ hai, vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính giải trí cao hơn, sau buổi công diễn này và ghi nhận ý kiến đóng góp của các đơn vị, nhà hát sẽ củng cố lại, sửa chữa vài tiết mục để tạo sự gần gũi và thoải mái cho du khách.
Ông Nguyễn Sơn Thủy - Giám đốc Cty du lịch Duy Nhất Đông Dương cho rằng sân khấu phục vụ du khách quốc tế thì cần tính mỹ thuật cao hơn
“Dự kiến chương trình sẽ chính thức diễn ra hồi 19 giờ30 ngày 16.7, vào các tối thứ Hai, thứ Ba, thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy; 17 giờ 30 ngày Chủ nhật hàng tuần; nghỉ diễn vào ngày thứ 4. Trước mắt biểu diễn 15 suất miễn phí, sau đó công bố giá vé là 300 ngàn/khách. Một số đơn vị lữ hành đã cam kết cùng chia sẻ với nhà hát bằng cách mua một số ghế cứng, đồng thời thành phố hỗ trợ 2,5 triệu/đêm trong năm đầu tiên để đảm bảo duy trì hoạt động tối thiểu của chương trình. Chúng tôi đã đề nghị lãnh đạo thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan hỗ trợ trong công tác quảng bá, nhân sự, vị trí đậu đỗ xe. Hiện nay tuyến đường xung quanh nhà hát rất chật chội, lành đạo nhà hát đã đề nghị sở GTVT xem xét phương án cấm các xe đậu đỗ từ 19h30 - 20h để cho xe du lịch đổ khách, chọn điểm quy hoạch bãi đậu xe ngã tư Thái Phiên - Nguyễn chí Thanh tạo điều kiện cho xe đến nhà hát tuồng được đậu đỗ ở đó”, ông Tuấn cho biết.
Theo baovanhoa.vn
Sau 3 năm gián đoạn do dịch bệnh, UBND thành phố Đà Nẵng vừa quyết định tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà...
Bên cạnh các sản phẩm du lịch hiện có, Đà Nẵng đang tập trung phát triển mảng sản phẩm du lịch cao cấp, trong...
Thời gian gần đây, khái niệm “Kinh tế đêm” dần được các địa phương quan tâm đặc biệt. Nhiều nơi đã tổ chức...
Trước thực trạng thiếu hụt nhân sự ngành du lịch tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, với sự tăng...
Ngành du lịch đang có những bước phục hồi mạnh mẽ sau 2 năm bị “đóng băng” vì dịch Covid-19 nhưng cũng đồng...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, du lịch Đà Nẵng đã hồi sinh mạnh mẽ. Đà Nẵng là một trong...
Hiện nay, việc tuyển sinh ngành du lịch của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã...
Sau khi hãng VietJet Air và hãng Korean Air khai thác trở lại đường bay trực tiếp Incheon – Đà Nẵng, khách...
Các sản phẩm du lịch biển đêm mới ra mắt trong vài tháng nay, nhưng thành phố Đà Nẵng đã dần khẳng định nỗ...
Tối 3/7, tại công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội “Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng và Không...
Đà Nẵng vẫn chưa có trực thăng cấp cứu, trực thăng du lịch cho giới siêu giàu, tàu biển du lịch, du thuyền...
Tối 22/6, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng...