Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 20 năm Hà Nội được được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hoà bình", Sở VHTT tổ chức Lễ hội đường phố từ 8h đến 11h ngày 13/7/2019 tại phố đi bộ Hồ Gươm.
20 năm qua, Thủ đô Hà Nội luôn tự hào về danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” và không ngừng nỗ lực vươn lên, giành được những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, hội nhập và đối ngoại.
Lễ hội đường phố năm nay với sự kết hợp của các khối: Quốc tế, Dân gian, Làng nghề, Tôn giáo, Người cao tuổi, Thể thao nghệ thuật, Công nông trí thức, Tuổi trẻ Thủ đô, Quần chúng quận Hoàn Kiếm, Nghệ thuật đương đại với sự tham gia của khoảng 10.000 người. Tất cả tạo nên bức tranh đầy màu sắc, qua đó thể hiện Hà Nội là nơi hội tụ văn hóa, điểm đến của sự hợp tác, hữu nghị và hòa bình; trở thành trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu, là nơi trao đổi các sáng kiến khu vực và quốc tế, vì nền hoà bình, ổn định và phát triển.
Đây là cơ hội để quảng bá văn hóa, con người Hà Nội, khơi dậy niềm tự hào của nhân dân Thủ đô, cùng nhau xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị của danh hiệu, cùng hướng tới một thế giới hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc. Đồng thời, đó cũng là thông điệp về một Thủ đô ngàn năm văn hiến, về con người Thăng Long - Hà Nội thanh lịch và tài hoa, một Hà Nội năng động đang trên đà phát triển.
Hà Nội cùng với đất nước và con người Việt Nam, cùng với bạn bè quốc tế, phấn đấu không ngừng cho một nền hòa bình trường tồn trên trái đất, là nền tảng tốt đẹp và vững chắc cho sự phát triển, thịnh vượng và hội nhập.
Cung đường diễu hành như sau: xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, khu vực quảng trường sân khấu tượng đài Lý Thái Tổ, đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, trước cửa Lục thuỷ, ngã tư Bà Triệu – Hàng Khay, ngã tư Hàng Bài – Tràng Tiền.
NSND Thuý Mùi – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn & Phát triển nghệ thuật Sân khấu Việt Nam – Tổng đạo diễn Lễ hội đường phố cho biết: “Đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, không chỉ chào mừng 20 năm Hà Nội – Thành phố vì hoà bình mà còn góp phần quảng bá đến du khách những nét tinh hoa văn hoá truyền thống của Hà Nội.
Những làng nghề nổi tiếng của Thủ đô cũng được tái hiện bằng các hình thức sinh động, hấp dẫn. Ngoài ra, du khách, đặc biệt là trẻ em sẽ được tham gia vào các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hoá truyền thống, giúp du khách tìm về những giá trị xưa cũ và cùng nhau bảo tồn những giá trị tinh hoa ấy”.
Lễ hội đường phố không thể thiếu múa rồng, múa lân, xiếc, rối… và một số các điệu múa dân gian đặc sắc như Con đĩ đánh bồng, múa Bài bông, múa Xênh tiền… Tất cả sẽ tạo nên một không khí náo nhiệt và mang đậm văn hoá truyền thống.
Theo congly.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...