Đây là lần thứ 2 diễn đàn “Ngày du lịch trực tuyến 2019” được mở ra, quy tụ các đại biểu là đại diện các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân-doanh nhân-doanh nghiệp uy tín trong hoạt động thương mại du lịch như: Agoda, Vietjet Air, Viettravel, TransViet, Dulichviet…
Vì sao du lịch trực tuyến được lựa chọn là chủ đề chính?
Ông Vũ Thế Bình giới thiệu kết quả nghiên cứu về du lịch trực tuyến. Ảnh: Hà Thu
Ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết: Theo kết quả nghiên cứu về tỉ lệ du lịch trực tuyến ở 12 nước, tỷ lệ du lịch trực tuyến thấp nhất là Ấn Độ 34%, cao nhất là Nhật Bản 93%. Việt Nam đang là 66%. Du lịch trực tuyến của Việt Nam đã tiệm cận với khu vực nhưng vẫn còn khoảng cách khác lớn để phát triển.
"Tỉ lệ du lịch trực tuyến của Việt Nam chưa phải cao lắm nhưng từng phần lẻ ví dụ ứng dụng đặt phòng đã lên đến 80%. Những người sử dụng internet thì luôn có 30% truy cập các trang web du lịch. Như vậy là sự chuyển hóa của hoạt động đặt tour đã thay đổi rất là nhiều," ông Bình nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Thanh Hưng: Một giai đoạn mới của kinh doanh du lịch đã khởi đầu
Ông Nguyễn Thanh Hưng, chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết: "Xu hướng du lịch hiện nay đã bước sang 1 giai đoạn hoàn toàn mới: khách du lịch kết nối. Họ chủ động từ khâu tìm điểm đến, tìm tour, tìm khách sạn, giao lưu kết nối với nhau. Họ chủ động đăng tin, bình luận đánh giá về tất cả các tour du lịch lữ hành… nhanh hơn bản thân các công ty du lịch và lại được tin cậy hơn. Một giai đoạn mới của kinh doanh du lịch đã khởi đầu."
Khẳng định du lịch Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng chưa khai thác hết, ông Nguyễn Thanh Hưng dẫn chứng: trong Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2019, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 cao hơn 30% và sẽ tiếp tục duy trì tốc độ trong những năm tới, quy mô giao dịch khoảng 8 tỷ USD. Trong đó, bán lẻ trực tuyến và du lịch trực tuyến chiếm tỷ trọng cao nhất.
Đông đảo đại diện các doanh nghiệp du lịch tham gia sự kiện du lịch trực tuyến để tìm kiếm cơ hội hợp tác, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Hai “ông lớn” Google và Temasek cũng đưa ra nhận định, 5 năm nữa, quy mô giao dịch trực tuyến ở nước ta sẽ đạt 9 tỷ USD và đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ du lịch khác trên môi trường trực tuyến tăng trưởng nhanh nhất; các mô hình kinh doanh mới, các công nghệ tiên tiến sẽ được ứng dụng mạnh mẽ trong du lịch trực tuyến như: kinh tế chia sẻ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo VR và AR...
Việc ứng dụng công nghệ, giao thương trực tuyến đã được các công ty du lịch-lữ hành Việt Nam tiếp cận, triển khai từ gần 20 năm qua, tuy nhiên, còn chậm so với xu thế kết nối mạnh mẽ, đa biên giới. Bởi vậy, việc nắm bắt các hành vi-nhu cầu của du khách thông qua môi trường trực tuyến và nghiên cứu các dịch vụ hỗ trợ du lịch trực tuyến là vô cùng quan trọng.
Các đại biểu trao đổi ý kiến về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Một trong những doanh nghiệp lữ hành đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin nhanh-hiệu quả-gia tăng giá trị kinh doanh du lịch là Vietravel. Với 852 nghìn lượt khách, đạt doanh thu hơn 7500 tỷ đồng vào năm 2018. Năm nay, thương hiệu này dự kiến thu hút 930 nghìn lượt khách, đạt Top 30 Châu Á, đạt doanh thu 8800 tỷ đồng. Nhiều sản phẩm mới, với những kênh phân phối trực tiếp-đa dạng đang mang lại hiệu quả, tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin, phân phối sản phẩm du lịch trên môi trường mạng được thương hiệu này đặt lên hàng đầu.
Ông Nguyễn Bình Long – Giám đốc Công nghệ thông tin Vietravel. Ảnh: Hà Thu
Ông Nguyễn Bình Long – Giám đốc Công nghệ thông tin Vietravel khẳng định: "Làm sao để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất - tốt nhất - đầy đủ nhất? Chúng tôi đã có những kế hoạch, chiến lược đào tạo đội ngũ nhân sự định hướng phát triển về AI, Big data và an ninh mạng. Tất cả chúng tôi sẽ chuyển hóa thành một thể thống nhất. Ngoài ra, nguồn dữ liệu khách hàng hiện nay chúng ta chưa quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức thì chúng tôi sẽ chuẩn hóa nguồn dữ liệu khách hàng để phân tích, đánh giá hành vì của khách hàng để tiếp cận những nguồn khách hàng mới cũng như những nguồn khách hàng cũ để họ quay lại."
Diễn ra trọn một ngày, diễn đàn "Ngày Du lịch trực tuyến 2019" là cơ hội để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trao đổi, hợp tác phát triển du lịch hướng tới các phương thức kinh doanh phù hợp xu thế như: tiếp thị trực tuyến, chuyển phát nhanh, thanh toán trực tuyến, khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thương mại này – thông qua ứng dụng công nghệ số.
Thu Trang/ VOV1
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...