Hướng dẫn, tư vấn người địa phương quy hoạch làm du lịch cộng đồng
Ra đời từ tháng 6-2013, V.E.O là một tổ chức phi chính phủ, viết tắt của Volunteer for Education Organization, mạng lưới kết nối các tình nguyện viên trên toàn thế giới, nhằm chung tay giúp đỡ những đối tượng khó khăn thông qua các chương trình giáo dục, với các dự án chính gồm: "Tủ sách trong veo", "Kiến tạo tương lai người Việt trẻ" và "Du lịch tình nguyện". Hàng trăm thành viên, tình nguyện viên V.E.O đã có mặt ở nhiều vùng đất phía bắc và đang có một điểm dự án ở phía nam, để kết nối rộng rãi thành viên tham gia.
Đến nay, V.E.O đã mở thêm các điểm dự án du lịch thiện nguyện tại 12 tỉnh, trong đó có 11 tỉnh ở phía bắc là Mai Châu, bản Cỏi (Phú Thọ), Thác Bà (Yên Bái), Tả Van (Sa Pa), Na Hang (Tuyên Quang), Bắc Sơn (Lạng Sơn), bản Giốc (Cao Bằng), Lô Lô Chải (Hà Giang), Tuần Giáo (Điện Biên), Mù Cang Chải (Yên Bái), Hạ Thành (Hà Giang) và một điểm ở phía nam là Trà Vinh. Tại các điểm dự án, điều phối viên sẽ là người phụ trách khảo sát, lên kế hoạch cho chuyến đi để làm việc với người dân và chính quyền địa phương, nhằm vận động phát triển du lịch cộng đồng tại chính nơi mình sinh sống.
Sứ mệnh của V.E.O tập trung vào các chương trình giáo dục, mang lại cho những người yếu thế, cư dân nghèo, nạn nhân của các vụ lừa đảo... cơ hội có được nghề nghiệp và cuộc sống phát triển lâu dài, thay vì những hoạt động từ thiện ngắn hạn. Các hoạt động chính của V.E.O tại Việt Nam gồm gây quỹ qua các chương trình văn nghệ, bán quần áo, thăm và tặng quà, chương trình dạy tiếng Anh hàng tháng cho trẻ em mồ côi hay các chuyến du lịch tình nguyện...
Tham gia giảng dạy trực tiếp cho các em nhỏ tại trưởng tiểu học về bảo vệ rừng, sinh hoạt cá nhân và kỹ năng sống cơ bản
Bắt đầu từ niềm đam mê phượt và trăn trở phải làm sao hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững, Nguyễn Huyền Phương (SN 1986) cùng nhóm bạn đã khởi nghiệp thành công với dự án Du lịch thiện nguyện - Tổ chức tình nguyện vì giáo dục. Chị Phương cho biết: “Du lịch tình nguyện (voluntourism) là một mô hình kết hợp việc đi du lịch và làm tình nguyện. V.E.O được thành lập, phát triển sản phẩm dịch vụ của riêng mình nhằm hỗ trợ phát triển bền vững cho cộng đồng. Khác với các hoạt động tình nguyện khác, khi tham gia chương trình du lịch tình nguyện, người tham gia phải đóng một khoản phí nhất định tùy mỗi chuyến đi”.
Chia sẻ về hoạt động của V.E.O, chị Huyền Phương nói: “Những điểm đến mà mô hình du lịch tình nguyện chọn chủ yếu là những nơi có tiềm năng phát triển du lịch, tuy nhiên người dân ở đó lại không biết cách làm sao để phát triển. Vì vậy, V.E.O sẽ đào tạo cho họ cách giao tiếp tiếng Anh, làm homestay để họ thấy ngoài việc đi cày ruộng, đánh cá thì vẫn có cách kiếm tiền mới và có thể phát triển bền vững. Bên cạnh việc giúp đỡ người dân địa phương, một mục tiêu khác của V.E.O là tạo cho các tình nguyện viên cơ hội trải nghiệm văn hóa đặc trưng của địa phương, một trải nghiệm thiên nhiên tươi đẹp của vùng đất các tình nguyện viên đặt chân đến".
Tổ chức lớp học tiếng Anh và những hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh tại điểm Trường mầm non và tiểu học Tỏa Tình (Điện Biên)
Du lịch tình nguyện khác với chương trình sinh viên tình nguyện. Người tham gia phải đóng một khoản phí nhất định (từ 400.000 đến 800.000 đồng/ngày-đêm, đã bao gồm phí đi lại, ăn, ở, tham gia các trải nghiệm văn hóa địa phương), nhưng cũng có khi hoàn toàn miễn phí. Chuyến đi tình nguyện có phân nửa là kết hợp du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa các vùng miền, phần lớn là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Hình thức du lịch này thường gắn liền với trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như phát triển cộng đồng của một tổ chức phi lợi nhuận. Đối tượng tham gia du lịch tình nguyện bao gồm người đi làm, cán bộ nghỉ hưu và đông đảo nhất là học sinh, sinh viên. Các tình nguyện viên tham gia có cơ hội được học những kỹ năng mới cho cuộc sống và phát triển bản thân trong thời gian ngắn, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ, tư duy toàn cầu và định hướng du học, làm việc trở thành một công dân toàn cầu trong tương lai.
Chương trình cũng là cầu nối đặc biệt giữa các chuyên gia quốc tế với cộng đồng người dân địa phương, các tình nguyện viên Việt Nam tham gia chương trình, ngoài việc trải nghiệm, học tập, còn là cơ hội để hỗ trợ những dự án phát triển cộng đồng, người yếu thế trong xã hội nằm trong các điểm đến của V.E.O.
Được trải nghiệm thực tế từ chuyến đi Mai Châu, Hà - một trong những thành viên nhiệt huyết của V.E.O chia sẻ: "Trước khi đăng ký tham gia chuyến đi du lịch tình nguyện tại Mai Châu, Hòa Bình năm 2016, tôi đã rất do dự, ngần ngại bởi bản thân là người nhút nhát, không tự tin khi giao tiếp với người lạ. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ kỹ, đọc một vài dòng chia sẻ tích cực của các tình nguyện viên tại V.E.O cũng như các tổ chức tình nguyện khác, tôi nghĩ rằng mình nên thử thay vì ngồi nhà chẳng biết làm gì. Sau chuyến đi ấy, tôi nhận được cuộc gọi tham gia cùng mọi người, trở thành mentor (cố vấn viên) cho tổ chức. Cảm xúc tôi lúc đó thật khó tả. Sau một thời gian làm việc với vai trò là một mentor, trưởng đoàn đến điều phối viên, được tham gia vào các chuyến đi đến các dự án do V.E.O xây dựng. Qua mỗi lần trải nghiệm, tôi cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, có thêm những người bạn, trải nghiệm và những bài học mới. Và giờ đây, tôi đã chính thức được làm tại V.E.O với công việc marketing, một môi trường tốt để tôi thể hiện bản thân".
Tham gia vào các hoạt động làm nghề thủ công tại địa phương, thiết kế những sản phẩm mới để có thể tiêu thụ trong thị trường
Trong mỗi chuyến đi, Trưởng đoàn sẽ chia tình nguyện viên vào ba nhóm: Hoạt động tình nguyện (dạy tiếng Anh, kỹ năng sống, khoa học vui…); về cơ sở, các tình nguyện viên sẽ giúp người dân tu sửa nhà cửa, đường xá để thuận tiện trong việc mở homestay đón khách du lịch đến trải nghiệm; xây dựng các sản phẩm trải nghiệm địa phương như nhuộm vải, nấu ăn, làm bánh chưng đen, nấu rượu… tại chính các homestay của người dân.
Chia sẻ thêm về điểm dự án ở Mù Cang Chải, Hà nói: "Chỉ mới triển khai từ năm 2018 nhưng qua khảo sát, người dân ở đây tuy đã tiến bộ hơn từ việc xây dựng homestay thu hút khách du lịch, nhưng tự phát nên về không gian cư trú chưa thật sự đặc sắc: Xây dựng nhà sàn bê-tông, ốp nhựa giả gỗ… chưa đúng bản sắc riêng vùng miền. Từ đó, nhóm tình nguyện V.E.O cũng nỗ lực hơn trong việc tìm kiếm những ngôi nhà đúng đặc trưng riêng để đưa khách đến, tuy nhiên, nhiều hộ dân còn chưa hiểu hết về mô hình homestay, họ cũng có những lưỡng lự, phân vân trong việc sử dụng chính ngôi nhà của mình để làm nơi tiếp đón khách du lịch. Như vậy, chúng tôi phải liên hệ trực tiếp với chính quyền địa phương (trưởng thôn, trưởng bản) để thuyết phục cũng như tuyên truyền với họ về dự án phát triển du lịch địa phương, từ đó, họ sẽ thuyết phục người dân".
Tham gia vào hoạt động khảo sát, hỗ trợ trang trí, tu sửa cơ sở vật chất cho hộ gia đình tham gia vào dự án Phát triển du lịch cộng đồng
Ngoài ra V.E.O còn xây dựng mô hình WorkCamp (Trại hè tình nguyện) kéo dài bảy ngày vào dịp hè. Năm 2018, V.E.O được đón đoàn các bạn học sinh đến từ Singapore, mỗi năm sang Việt Nam trải nghiệm hai lần mô hình của V.E.O để làm các hoạt động tình nguyện, với hoạt động đầu tiên ở Mai Châu (Hòa Bình). Hoạt động buổi sáng thường là các buổi dạy học, chiều đến nhóm tình nguyện viên tham gia các hoạt động trải nghiệm văn hóa vùng miền, tối đến lại quây quần bên nhau thưởng thức hương vị ẩm thực địa phương, tổ chức giao lưu văn hóa qua các trò chơi, ca hát...
Trong năm nay, V.E.O sẽ mở rộng thêm mô hình ở ba điểm khác là Hạ Thành (Hà Giang), Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Na Hang (Tuyên Quang). Mô hình trại hè tình nguyện thường được triển khai từ ngày 15-6 đến hết tháng 7. Đối tượng hướng đến là học sinh THCS và THPT. Chi phí khoảng gần sáu triệu/người/chuyến.
Với sự góp sức và tham gia của các tình nguyện viên quốc tế, các dự án của V.E.O đã mang lại một môi trường giao lưu quốc tế, sự chia sẻ cộng đồng hiệu quả, với mạng lưới tình nguyện rộng lớn, nhằm phát triển cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và mang lại sự phát triển kỹ năng cá nhân, mạng lưới kết nối cho mỗi cá nhân tình nguyện viên - là những du khách tham gia trong chương trình nói riêng.
Minh Khang, nhandan.com.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...