Vị trí bị đập vỡ là bàn tay, bàn chân và tai tượng
Hàng tượng La hán đặt tại cổng chùa Khánh Long bị phát hiện bị kẻ xấu đập vỡ từ ngày 26/3. Lực lượng chức năng xã Vĩnh Ngọc đã đến hiện trường kiểm tra, ghi nhận 12 pho tượng bị phá hoại. Vị trí bị đập vỡ là bàn tay, bàn chân và tai tượng.
Đáng nói, khi sự việc chưa được làm sáng tỏ, kẻ xấu tiếp tục ra tay, đập phá thêm các pho tượng khác. Đến ngày 2/4, đã có 16 trong tổng số 18 pho tượng La Hán và hai con ghê đá cũng bị kẻ xấu đập vỡ phần tai. Vụ việc khiến người dân địa phương rất bức xúc.
Ông Nguyễn Văn Đức, thôn Vĩnh Thanh xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, chia sẻ: "Chúng tôi rất bức xúc về việc cá nhân hoặc tổ chức ở phía sau phá hoại văn hóa tâm linh trong chùa. Nhân dân địa phương mong rằng các cơ quan nhà nước có trách nhiệm theo dõi, thẩm tra những phần tử có những ý đồ phá hoại tâm linh cũng như phá hoại tinh thần đoàn kết của địa phương và của dân tộc."
Đến ngày 2/4, đã có 16 trong tổng số 18 pho tượng La Hán bị kẻ xấu phá hoại
Chùa Khánh Long nằm sát chân đê tả sông Hồng huyện Đông Anh vẫn đang trong quá trình tu sửa. Cổng vào sơ sài, không có tường bao và nằm sát với khu dân cư.
Theo nhận định của Đại đức Thích Thanh Khánh trụ trì chùa Khánh Long cũng như một số người dân thôn Vĩnh Thanh, thì có thể kẻ xấu ra tay đập phá tượng vào buổi tối. Đây là lần đầu tiên tượng phật của chùa Khánh Long bị đập phá. Còn đây là nhận định của chính quyền địa phương.
Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, TP Hà Nội, cho biết: "Qua kiểm tra hiện trường và các cơ quan xác minh, chúng tôi nhận định đây không phải là một tổ chức phá hoại mà có thể do một cá nhân nào đó nghiện ngập, ngáo đá, không làm chủ hành vi của bản thân, nhân lúc trời tối vào chùa phá hoại. Sau khi xảy ra sự việc trên, Đảng ủy, ủy ban xã đã đã nắm bắt tình hình và thông tin đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để làm rõ. Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục theo dõi bằng cách yêu cầu nhà chùa lắp đặt các thiết bị camera an ninh, xây dựng cổng, tường rào để đảm bảo không có những trường hợp ra vào tự do, tránh hành vi phá hoạt thêm các công trình khác trong ngôi chùa."
Lối vào chùa Khánh Long
Theo lịch sử nhà chùa, chùa Khánh Long trước đây có tên gọi là chùa Quốc Sư. Tương truyền, chùa được xây dựng từ đời Trần. Trải qua thăng trầm lịch sử, ngôi Tam Bảo cổ kính không còn nữa. Sau ngày hòa bình lập lại, nhân dân địa phương mới dựng tạm một ngôi chùa để thờ Phật.
Vietnam Journey/ Theo TTXVN
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...