Phát biểu kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Thành phố Hà Nội chiều 3/4, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, cần đẩy mạnh tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức việc phòng ngừa dịch Covid-19 của tất cả người dân; thường xuyên rửa tay xà phòng, nước khử khuẩn mang theo người... bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách 2m. Tất cả các cửa hàng bán hàng cũng phải giữ khoảng cách cho người đến mua hàng và đi một chiều.
Chủ tịch Thành phố Nguyễn Đức Chung: Từ 4/4 bắt đầu xử phạt nghiêm người không thuộc diện ra đường.
Tất cả các trường hợp có quyết định cách ly ở nhà phải thực hiện nghiêm túc. Theo dõi sát các trường hợp này, nếu vi phạm đi ra ngoài phải phạt nặng nhất, đồng thời tuyên truyền họ phải có ý thức giữ khoảng cách với người thân, người nhà, trong nhà cửa mở thoáng. Cần tuyên truyền người già và những người không có việc cần thiết trong hai tuần tới thì không ra ngoài đường.
Chủ tịch Thành phố đề nghị: Từ 4/4, tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm những trường hợp không nằm trong diện được đi ra ngoài đường. Chế tài đi ra ngoài đường phạt có rồi, đề nghị các cơ quan chức năng phải phạt những người không thuộc diện đi ra ngoài đường.
“Tôi yêu cầu tất cả các công viên trên địa bàn phải đóng cửa, khu vui chơi giải trí phải đóng cửa. Tất cả mọi người không đi vào công viên và phải ở nhà”, ông Chung nhấn mạnh. Các đơn vị phường xã tổ chức kiểm tra xử phạt những người đi ra ngoài đường không đúng nội dung được phép.
Theo Chủ tịch Thành phố, nếu tình hình từ nay đến ngày 15/4, trước mắt đến ngày 9/4, nếu các ca mắc bệnh giảm thì chúng ta mới tạm thời yên tâm được, nguy cơ lây nhiễm cũng sẽ giảm đi rất nhiều. "Nếu đi ra ngoài thì như đã phân tích, chỉ cần 10% dân số không thực hiện thì sẽ đổ bể Chỉ thị cách ly xã hội. Hiện nay, quan trọng nhất tất cả người dân phải ở trong nhà nếu không có việc cần thiết", ông Chung nói.
Chủ tịch Thành phố, đặc biệt lưu ý, liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, người nước ngoài, đi từ các nước ở vùng dịch về mà chưa khai báo thì phải tự giác khai báo để được lấy mẫu xét nghiệm./.
Những trường hợp thực sự cần thiết ra ngoài theo Chỉ thị 16 Ngày 3/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chỉnh phủ về phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: 1. Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết: a) Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; b) Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,… c) Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này. Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m. 2. Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp: a) Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế; b) Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp; c) Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động; d) Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh. Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở nêu trên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố công khai loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động. |
Theo VOV.VN
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...