UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 250/KH-UBND về bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca kịch truyền thống, giai đoạn 2021-2025.
Kế hoạch tập trung vào 8 nội dung để bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca kịch truyền thống Thủ đô trong giai đoạn tới nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp và nhân dân thành phố, nhất là thế hệ trẻ Thủ đô trong nhiệm vụ bảo tồn, phát triển nghệ thuật ca kịch truyền thống.
Bên cạnh với công tác tuyên truyền, sưu tầm và xây dựng danh mục các loại hình nghệ thuật ca kịch truyền thống chuyên nghiệp và không chuyên, các sở, ngành thành phố cũng được giao triển khai thực hiện việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật ca kịch truyền thống, tập trung phục dựng một số vở diễn cổ, trích đoạn, làn điệu tiêu biểu thuộc loại hình nghệ thuật: Chèo, cải lương, múa rối, kịch để lưu trữ, trưng bày, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thành phố sẽ ưu tiên nghiên cứu, đưa nghệ thuật ca kịch truyền thống vào các hoạt động dịch vụ du lịch để phục vụ du khách, giới thiệu, quảng bá các loại hình nghệ thuật truyền thống của Thủ đô tới bạn bè quốc tế. Đầu tư kinh phí sưu tầm, tư liệu hóa, in ấn, phát hành thành nhằm lưu giữ các tài liệu, nhạc cụ, vở diễn cổ, tích trò, đoạn trích đặc sắc.
Để tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ trên, thành phố cũng sẽ bố trí nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp: Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Múa rối Thăng Long.
Căn cứ vào loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, các địa phương trên địa bàn thành phố chủ động xây dựng dự toán kinh phí, lộ trình, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, con người, hỗ trợ nghệ nhân mở lớp đào tạo, truyền nghề cho thế hệ trẻ.
Bên cạnh việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện cho họ phát huy tài năng, gắn bó và cống hiến lâu dài với Thủ đô, thành phố cũng chỉ đạo tích cực tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật nêu trên phục vụ công chúng Thủ đô.
UBND thành phố ban hành 2 nhóm giải pháp và giao trách nhiệm từng sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện nội dung trên. Trong đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội là đơn vị thường trực chịu trách nhiệm chủ trì triển khai các nội dung theo kế hoạch của thành phố.
Đồng thời, tổng hợp xây dựng danh mục các loại hình nghệ thuật ca kịch truyền thống: Chèo, cải lương, múa rối, kịch. Căn cứ vào từng loại hình xây dựng danh mục vở diễn, tích trò, làn điệu, trích đoạn cần được bảo tồn và phát huy.
Theo Tổ quốc
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...