Ảnh: plo.vn
Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 42,339 tỷ đồng, do hai địa phương là Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng góp vốn với tỉ lệ 50/50. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019-2020.
Dự án bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan bao gồm các nội dung: Tu bổ, phục hồi công trình Hải Vân Quan có diện tích 50,96m2; tu bổ, phục hồi công trình Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan; phục hồi các tường thành nhà Nguyễn dài 128m; phục hồi nhà Trú Sứ 3 gian, diện tích 60m2, nhà Vũ Khố 3 gian, diện tích 45m2; phục hồi tuyến bậc cấp từ Hải Vân Quan xuống phía nam; phục hồi tuyến đường Thiên Lý từ Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan đi Huế.
Dự án còn bảo tồn và phục hồi sân đường giữa Hải Vân Quan và Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan; hạ giải các công trình, kết cấu xây dựng được xác định không thuộc thời kỳ nhà Nguyễn; tu bổ đoạn đường nối Hải Vân Quan và Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan bằng đá xếp theo dấu tích nguyên gốc; tu bổ, phục hồi hệ thống tường chắn đất bằng đá, bậc cấp và nền xếp đá khu vực nhà Trú Sứ, nhà Vũ Khố; xây dựng hệ thống thoát nước mặt khu vực sân đường đảm bảo mỹ thuật, kỹ thuật.
Hải Vân Quan nằm trên núi Hải Vân thuộc địa giới hành chính của thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng). Do nằm ở vị trí giáp ranh giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng, nhiều năm qua, di tích Hải Vân Quan dường như bị lãng quên. Tại quyết định 1531/QĐ-BVHTTDL ngày 14/4/2017, Hải Vân Quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Hải Vân Quan hiện là điểm tham quan hấp dẫn của du khách khi đến hai địa phương này.
Hải Vân Quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (năm 1826) ở độ cao 490m của đèo Hải Vân, là di tích đặc biệt trong hệ thống di tích triều Nguyễn. Từ trấn Bình Đài (Kinh thành Huế) xuống Trấn Hải Thành (Thuận An) đến Hải Vân Quan là một cụm di tích lịch sử phản ánh trình độ kiến trúc quân sự của một triều đại, tạo nên sự đa dạng cho quần thể di tích cung đình Huế. Ngoài những giá trị về mặt lịch sử và quân sự, Hải Vân Quan còn được biết đến là một danh thắng nổi tiếng được xem là "quan ải hoành tráng nhất dưới bầu trời". Đến nay, Hải Vân Quan đã trải qua 193 năm lịch sử (1826 - 2019) với nhiều biến động. Đặc biệt di tích này đã bị chiếm dụng bởi thực dân, đế quốc và chịu tác động rất lớn của bom đạn từ hai cuộc chiến tranh kéo dài hơn hai thập kỷ nên diện mạo thay đổi nhiều. Sau năm 1975, Hải Vân Quan tiếp tục xuống cấp trầm trọng do không được quan tâm một cách đúng mức trong thời gian dài. |
Theo TTXVN
Sau 3 năm gián đoạn do dịch bệnh, UBND thành phố Đà Nẵng vừa quyết định tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà...
Bên cạnh các sản phẩm du lịch hiện có, Đà Nẵng đang tập trung phát triển mảng sản phẩm du lịch cao cấp, trong...
Thời gian gần đây, khái niệm “Kinh tế đêm” dần được các địa phương quan tâm đặc biệt. Nhiều nơi đã tổ chức...
Trước thực trạng thiếu hụt nhân sự ngành du lịch tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, với sự tăng...
Ngành du lịch đang có những bước phục hồi mạnh mẽ sau 2 năm bị “đóng băng” vì dịch Covid-19 nhưng cũng đồng...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, du lịch Đà Nẵng đã hồi sinh mạnh mẽ. Đà Nẵng là một trong...
Hiện nay, việc tuyển sinh ngành du lịch của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã...
Sau khi hãng VietJet Air và hãng Korean Air khai thác trở lại đường bay trực tiếp Incheon – Đà Nẵng, khách...
Các sản phẩm du lịch biển đêm mới ra mắt trong vài tháng nay, nhưng thành phố Đà Nẵng đã dần khẳng định nỗ...
Tối 3/7, tại công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội “Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng và Không...
Đà Nẵng vẫn chưa có trực thăng cấp cứu, trực thăng du lịch cho giới siêu giàu, tàu biển du lịch, du thuyền...
Tối 22/6, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng...