Ngày 11/4, tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy hàng không phát triển bền vững" đã diễn ra tại Quy Nhơn (Bình Định). Tham dự có nhiều nhà quản lý, đại diện các hãng bay, hàng không và du lịch.
Ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ Thị trường Du lịch, Tổng cục Du lịch, khẳng định: "Hiện trên 80% khách nước ngoài đến Việt Nam từ hàng không, lượng khách nội địa đi phương tiện này cũng ngày một tăng. Hàng không và du lịch giống như hai cánh máy bay có mối quan hệ khăng khít. Tại các sự kiện xúc tiến du lịch, chúng tôi đều mời các hãng hàng không tham gia cùng nghiên cứu, thiết lập đường bay, điểm đến; tìm nguồn khách trong và ngoài nước".
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng khách du lịch đi qua đường hàng không ở Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á. Trong giai đoạn 2016-2021, Việt Nam tăng trưởng 17% so với trung bình của Đông Nam Á là 6%.
Cùng nhận định tích cực về xu hướng này, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế dự báo Việt Nam sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ năm thế giới và nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 5 năm tới.
Năm 2012, lượng khách thông qua các cảng hàng không đạt hơn 37 triệu lượt. Đến năm 2019, dự kiến con số này lên tới 112 triệu lượt.
Mạng đường bay của các hãng trong nước cũng mở rộng rất nhanh với sự tham gia của Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar và Bamboo Airways. Tại thị trường quốc tế, 71 hãng nước ngoài và 4 hãng trong nước đang khai thác 140 đường bay, kết nối Việt Nam tới 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Một ví dụ tiêu biểu về tác động của hàng không tới du lịch là tỉnh Bình Định. Ông Nguyễn Phi Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, chia sẻ: "Cách đây 3-4 năm, Quy Nhơn giống như nàng công chúa ngủ quên. Từ 2 chuyến bay mỗi ngày (2015), hiện sân bay Phù Cát đã có 20 chuyến. Tỉnh từng mong đón 1-2 triệu khách mỗi năm thì riêng quý một năm nay, Quy Nhơn đã đón một triệu lượt khách".
Tháng 1 vừa qua, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định phê duyệt đề án "Tăng cường kết nối hàng không với các thị trường nguồn khách du lịch". Mục tiêu của đề án là mở các đường bay mới, tăng tần suất các đường bay hiện có giữa Việt Nam và các thị trường du lịch trọng điểm trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Ngoài ra, các đường bay nội địa mới cũng sẽ được mở để kết nối đến các vùng du lịch trọng điểm Đông Bắc Bộ, di sản miền Trung, duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và đảo ngọc Phú Quốc.
Phạm Dương, theo vnexpress.net
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...