Không gian chợ hoa Tết truyền thống Hàng Lược.
Chợ hoa Tết nằm trên các tuyến phố: Hàng Lược, Hàng Khoai, Hàng Rươi, Hàng Mã và tuyến phố bích họa Phùng Hưng (đoạn từ phố Lê Văn Linh tới Hàng Cót) thuộc không gian khu Phố cổ Hà Nội.
Chợ diễn ra từ 8 giờ đến 22 giờ hàng ngày, kéo dài đến ngày 24/1 (tức ngày 30 tháng Chạp năm Kỷ Hợi) với các ngành hàng như: Hàng quất tại ngã ba phố Hàng Rươi - Hàng Lược; hoa tươi và hoa đào tại khu vực phố Hàng Khoai và ngã ba phố Hàng Khoai - Hàng Lược; đồ giả cổ tại ngã năm phố Hàng Lược - Hàng Mã - Chả Cá - Thuốc Bắc - Hàng Rươi; hàng trang trí tại phố Hàng Mã.
Ngoài ra, hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề truyền thống, các dòng tranh dân gian, nặn tò he… diễn ra tại Không gian Bích họa trên tuyến phố Phùng Hưng; các hoạt động văn hóa nghệ thuật hát xẩm, viết chữ thư pháp… diễn ra tại các vòm cầu hai bên cạnh khu vực tranh Bích họa phố Phùng Hưng.
Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống tại Không gian Bích họa phố Phùng Hưng.
Các chương trình lễ hội, hoạt động văn hóa truyền thống như chợ hoa Tết gắn với các hoạt động tại Không gian Bích họa trên tuyến phố Phùng Hưng, góp phần quảng bá, giới thiệu các giá trị di sản của khu Phố cổ Hà Nội đến với bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, đưa Hà Nội trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn.
Trình diễn thư pháp tại Không gian Bích họa phố Phùng Hưng.
Chợ hoa Tết truyền thống tại các tuyến phố Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Rươi và Hàng Khoai mà người dân thường quen gọi là Chợ hoa Hàng Lược đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân Phố cổ nói riêng và người dân Hà thành nói chung trong suốt cả thế kỷ gần đây.
Xưa kia, mỗi khi Tết đến, Xuân về, người nông dân trồng hoa, cây cảnh nổi tiếng của Hà thành như Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá… thường mang các loại cây cảnh, hoa đến bán tại khu chợ này.
Nét đặc biệt của Chợ hoa Tết truyền thống là chỉ họp một lần duy nhất trong năm, bắt đầu từ Rằm cho đến ngày 30 tháng Chạp và càng gần Tết thì càng đông vui, tấp nập, tạo nên một không gian náo nhiệt, mang đậm không khí Tết truyền thống của Hà thành.
Không gian Bích họa phố Phùng Hưng thu hút đông khách tham quan.
Từ năm 2018, bên cạnh việc tổ chức Chợ hoa Tết truyền thống, UBND quận Hoàn Kiếm kết hợp tổ chức các hoạt động tại Không gian Bích họa trên tuyến phố Phùng Hưng, tạo nên không gian văn hóa nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng. Đây cũng là tiền đề hình thành tuyến phố Phùng Hưng phát triển theo định hướng dịch vụ, thương mại, du lịch gắn kết với không gian đi bộ khu Phố cổ Hà Nội và Chợ hoa Tết hàng năm trên địa bàn quận.
Linh Anh (TTXVN)
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...