Xưởng sản xuất đá quá chật hẹp, nhếch nhác
Ông Phan Đức Lộc, chủ xưởng làm đá tại Làng nghề Đá mỹ nghệ Non Nước cho biết, sau 4 năm dời về đây, việc sản xuất, kinh doanh của gia đình ông gặp khó khăn. Gia đình ông gắn bó với nghề đá mỹ nghệ hơn 20 năm nay. Trước đây, sản xuất tại nhà, diện tích rộng nên làm ăn thuận tiện. Ông Lộc than thở, từ khi vào làng nghề, diện tích quá nhỏ, khiến việc đi lại, sản xuất trong xưởng rất bất tiện, nhiều thợ bỏ nghề:
"Khó khăn trong việc sản xuất. Đi đứng, vận động không được. Vừa chật hẹp, thời tiết nóng bức nên mình khó mà hoạt động dễ dàng, dễ gây sức ép về sức khỏe"- ông Lộc cho biết.
Hoạt động sản xuất đá gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và hoạt động du lịch của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Từ năm 2008, UBND thành phố Đà Nẵng đã có quy hoạch làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.
Nước dùng để rửa đá gây ô nhiễm môi trường
Theo đó, thành phố quy hoạch xây dựng cơ sở mới rộng hơn 35 ha, cách chỗ cũ gần 1 km, thuộc địa bàn phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Đến nay, cơ sở này thu hút hơn 300 hộ vào sản xuất, mỗi hộ có xưởng sản xuất rộng 100 m2. Hiện vẫn còn hơn 100 hộ chưa chịu di dời đến cơ sở mới.
Ông Nguyễn Vinh Thành, một trong những hộ không di dời tới làng đá cho biết, diện tích phân lô như hiện nay chỉ phù hợp xây dựng nhà ở. Lại thêm làng đá hiện nay quá ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe người làm nghề nên ông không dời vào làng nghề mới.
'Sau khi bột đá thoát xuống dưới cống mà cống lại nhỏ và cạn, nếu làm tầm khoảng 4 đến 5 tháng sẽ đầy liền. Lúc đó, nước không thoát và chảy tràn ra đường. Thứ 2 nữa là xe chở đá, xe trung chuyển đồ đạc, xe cẩu… mang theo đất đá mỗi khi tới mùa mưa thì bị lầy lội. Còn nếu như tới mùa nắng chỉ cần 1 chiếc xe chạy ngang qua thì bụi mù mịt, rất ô nhiễm" - ông Nguyễn Vinh Thành cho biết.
Vì diện tích quá nhỏ nên người dân lấy luôn vỉa hè để đá, vật liệu
Ông Trần Văn Xuất, chủ cơ sở đá mỹ nghệ Xuất Ánh tại khu danh thắng Ngũ hành Sơn cho biết, mục đích của việc di dời các hộ làm đá tới làng nghề theo quy hoạch nhằm tránh gây ô nhiễm. Thế nhưng tại cơ sở mới, tình trạng nhếch nhác, ô nhiễm môi trường vẫn còn nhiều điều nhức nhối. Việc quy hoạch làng nghề giống như “đem con bỏ chợ”, khiến nhiều người bức xúc.
"Bây giờ tập trung vào một làng nghề, đó là điều mà tôi cảm nhận rất tốt, khỏi gây tiếng ồn, bụi bặm cho người khác. Nhưng ngược lại, khi lên làng nghề cấp cho tôi 100 mét vuông, tôi để 2 cục đá là hết chỗ rồi, không có chỗ làm nữa, quá chật! Nóng quá. Với thứ 2 nữa là họ làm không có quy hoạch, giống như “đem con bỏ chợ”. Đó là một trong những nguyên nhân khiến người thợ bỏ làng nghề" - ông Xuất chia sẻ.
Ông Nguyễn Việt Minh, Chủ tịch Hội làng đá mỹ nghệ Non Nước cũng thừa nhận, việc xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với khai thác các hoạt động du lịch là một yếu tố hết sức quan trọng. Khi Danh thắng Ngũ Hành Sơn được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt, đáng lẽ làng nghề này sẽ phát triển hơn nếu kết hợp tốt với du lịch. Nhưng thực tế cho thấy, làng nghề quá nhiều bụi, ồn ào, không một du khách nào lui tới đây.
"Nói chung, quỹ đất quy hoạch cho làng nghề cũng hơi chật và gần khu dân cư. Tiếng ồn thì còn có thể hạn chế được chứ bụi bặm thì không thể hạn chế được. Tương lai thì nó càng bị bụi, mình tránh bụi nhưng vào làng nghề thì lại thành tập hợp bụi lại. Làng nghề không thể kết hợp phát triển du lịch được vì ồn và bụi lắm" _ ông Minh cho biết.
Mỗi xưởng sản xuất trong làng nghề Đá mỹ nghệ non nước có diện tích rất hẹp, người thợ chỉ có một chút diện tích để ngồi
Ông Võ Đức Huy, Trưởng Ban Quản lý Làng nghề Đá mỹ nghệ Non Nước, cho biết, ban đầu, UBND thành phố Đà Nẵng lập dự án này chủ yếu sắp xếp, quy hoạch bố trí công ăn việc làm, bảo đảm môi trường sinh thái cho người dân làng nghề và khu danh thắng Ngũ Hành Sơn nhưng hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập.
Hiện UBND quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đang phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội lập đề án chi tiết quy hoạch, xây dựng mở rộng làng nghề truyền thống điêu khắc đá mỹ nghệ Non nước Ngũ Hành Sơn, giai đoạn 2 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, sẽ mở rộng diện tích làng nghề về hướng đông nam của phường Hòa Hải với việc bố trí khoảng 125 lô đất cho các hộ sản xuất hiện còn ở trong khu dân cư./.
Phương Cúc/ VOV Miền Trung
Sau 3 năm gián đoạn do dịch bệnh, UBND thành phố Đà Nẵng vừa quyết định tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà...
Bên cạnh các sản phẩm du lịch hiện có, Đà Nẵng đang tập trung phát triển mảng sản phẩm du lịch cao cấp, trong...
Thời gian gần đây, khái niệm “Kinh tế đêm” dần được các địa phương quan tâm đặc biệt. Nhiều nơi đã tổ chức...
Trước thực trạng thiếu hụt nhân sự ngành du lịch tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, với sự tăng...
Ngành du lịch đang có những bước phục hồi mạnh mẽ sau 2 năm bị “đóng băng” vì dịch Covid-19 nhưng cũng đồng...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, du lịch Đà Nẵng đã hồi sinh mạnh mẽ. Đà Nẵng là một trong...
Hiện nay, việc tuyển sinh ngành du lịch của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã...
Sau khi hãng VietJet Air và hãng Korean Air khai thác trở lại đường bay trực tiếp Incheon – Đà Nẵng, khách...
Các sản phẩm du lịch biển đêm mới ra mắt trong vài tháng nay, nhưng thành phố Đà Nẵng đã dần khẳng định nỗ...
Tối 3/7, tại công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội “Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng và Không...
Đà Nẵng vẫn chưa có trực thăng cấp cứu, trực thăng du lịch cho giới siêu giàu, tàu biển du lịch, du thuyền...
Tối 22/6, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng...