Đó là chia sẻ của ông Trần Chí Cường, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng tại Kỳ họp lần thứ 11 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 (diễn ra từ ngày 9-11/7).
Theo ông Trần Chí Cường, du lịch, dịch vụ tiếp tục giữ vai trò là ngành mũi nhọn của thành phố, lượng du khách đến Đà Nẵng tăng cao. 6 tháng đầu năm 2019 khách du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 4,3 triệu lượt, tăng 15,1%; khách quốc tế ước đạt 1,8 triệu lượt, tăng 26,1%; tổng thu nhập từ hoạt động du lịch ước đạt 14.978 tỷ đồng, bằng 54,7% KH, tăng 15.1%.
Đà Nẵng vinh dự được được Tạp chí New York Times của Mỹ bình chọn thứ 15 trong nhóm 52 điểm đến năm 2019. Sân bay quốc tế Đà Nẵng xếp thứ 3 cả nước về đánh giá chất lượng dịch vụ hàng không…
"6 tháng đầu năm 2019 lượng du khách tới Đà Nẵng tiếp tục tăng, song mức chi tiêu bình quân và ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế 6 tháng đầu năm giảm; doanh thu của các dịch vụ lưu trú và lữ hành thấp", ông Cường cho biết.
Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng cũng từ là Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng nêu ra nguyên nhân của tình hình trên là ngoài sự cạnh tranh gay gắt về thị trường thì lượng khách chi tiêu cao sử dụng dịch vụ lưu trú tiêu chuẩn 4-5 sao giảm; lượng khách chủ yếu hiện nay thuộc hạng trung và hạng thấp.
Bên cạnh đó, đến nay các cơ quan chức năng hiện vẫn chưa có sự quản lý, giám sát chặt chẽ, chưa có giải pháp hữu hiệu đối với tour giá rẻ và hoạt động lưu trú lữ hành nên vẫn tồn tại việc kê khai doanh thu chưa đúng, có hiện tượng mất cân đối, không sát với thực tế giữa lượt khách, doanh thu; phần mềm quản lý lưu trú dùng chung giữa các ngành chưa đưa vào sử dụng.
"Trước những dấu hiệu quá tải, áp lực lớn về cơ sở hạ tầng đối với đô thị Đà Nẵng như hiện nay thì việc phát triển thị trường ở các phân khúc đem lại giá trị tăng cao, đồng thời kiểm soát được thất thu là vấn đề đặt ra cho việc quản lý ngành du lịch của thành phố", ông Trần Chí Cường cho biết.
Theo ông Cường, thị trường khách du lịch thời gian qua tập trung chủ yếu là khách Trung Quốc, Hàn Quốc (khách Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 70% trong tổng lượng khách quốc tế), trong khi việc thu hút, phát triển các thị trường khác còn hạn chế, việc phụ thuộc vào một, hai thị trường khách rất dễ gây ảnh hưởng và rủi ro khi lượng du khách lớn này có xu hướng thay đổi điểm đến.
Du lịch đường thủy nội địa có sự phát triển khá về lượng khách, nhưng chỉ mới đầu tư nâng cấp các cảng tạm thời, thành phố vẫn chưa lập quy hoạch tổng thể mặt bằng các bến thủy nội địa theo sơ đồ vị trí đón trả khách và neo đậu tàu thuyền; chưa phê duyệt ý tưởng cảnh quan hai bên bờ sông Hàn nên việc triển khai kêu gọi đầu tư gặp nhiều khó khăn vướng mắc; một số điểm đến và dịch vụ trên tuyến vẫn chưa được đầu tư để phục vụ du khách…
Đ.Hoàng, toquoc.vn
Sau 3 năm gián đoạn do dịch bệnh, UBND thành phố Đà Nẵng vừa quyết định tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà...
Bên cạnh các sản phẩm du lịch hiện có, Đà Nẵng đang tập trung phát triển mảng sản phẩm du lịch cao cấp, trong...
Thời gian gần đây, khái niệm “Kinh tế đêm” dần được các địa phương quan tâm đặc biệt. Nhiều nơi đã tổ chức...
Trước thực trạng thiếu hụt nhân sự ngành du lịch tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, với sự tăng...
Ngành du lịch đang có những bước phục hồi mạnh mẽ sau 2 năm bị “đóng băng” vì dịch Covid-19 nhưng cũng đồng...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, du lịch Đà Nẵng đã hồi sinh mạnh mẽ. Đà Nẵng là một trong...
Hiện nay, việc tuyển sinh ngành du lịch của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã...
Sau khi hãng VietJet Air và hãng Korean Air khai thác trở lại đường bay trực tiếp Incheon – Đà Nẵng, khách...
Các sản phẩm du lịch biển đêm mới ra mắt trong vài tháng nay, nhưng thành phố Đà Nẵng đã dần khẳng định nỗ...
Tối 3/7, tại công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội “Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng và Không...
Đà Nẵng vẫn chưa có trực thăng cấp cứu, trực thăng du lịch cho giới siêu giàu, tàu biển du lịch, du thuyền...
Tối 22/6, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng...