Theo ông Vũ Hồng Trường, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, đơn vị đã có phương án giá vé trình UBND TP xem xét từ tháng 10/2018. Phương án giá vé nằm trong chương trình tài trợ nghiên cứu của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Qua nghiên cứu kết hợp thực tiễn giá vé dùng cho cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; dựa trên kết quả điều tra khảo sát ý kiến của khách hàng, Công ty đưa ra 3 phương án; đồng thời kiến nghị áp dụng phương án 2 và được UBND TP thông qua.
Cụ thể,giá vé tháng ở mức 200.000 đồng/vé/tháng; vé ngày 30.000 đồng/vé/ngày; vé lượt 7.000 đồng/vé/lượt, cộng thêm 600 đồng/vé/1km di chuyển, tương đương mức từ 8.000 - 15.000 đồng/vé/lượt.
Ông Vũ Hồng Trường thông tin thêm, để phục vụ du lịch cũng như kêu gọi người dân đến với ĐSĐT, chúng tôi đã chủ động đề nghị đưa ra thêm mức giá vé ngày là 30.000 đồng, tương đương 2 lần của toàn tuyến nhưng đi thoải mái trong ngày.
Đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông sắp đi vào sử dụng
Theo ông Trường, hiện phương án giá vé đã được UBND TP. Hà Nội thông qua, tuy nhiên, thời gian miễn phí ban đầu (dự kiến từ 15- 20 ngày), và mức hỗ trợ, miễn giảm giá vé cho học sinh, sinh viên, người già, công nhân tại các khu công nghiệp, người có công với Cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi… còn cần được HĐND TP thông qua mới có thể áp dụng.
Ước tính, giá vé ĐSĐT có thể cao gấp 2 lần giá vé xe buýt hiện tại khi đi toàn tuyến. Tuy nhiên, giá vé được tính cụ thể theo từng chặng, dựa trên cự ly di chuyển của hành khách, do đó sẽ đảm bảo được công bằng, lợi ích cho hành khách.
Được biết, Dự án ĐSĐT Cát Linh- Hà Đông có chiều dài hơn 13km, đường đôi, khổ đường 1,435 m. Toàn tuyến có 12 nhà ga trên cao và khu Depot (ga đầu mối). Dự án có 13 đoàn tàu (mỗi đoàn tàu có 4 toa), khai thác với tần suất 3-5 phút/chuyến, tốc độ thiết kế tối đa 80 km/h.
Ban đầu dự án có tổng mức đầu tư 552 triệu USD (tương đương 8.769 tỷ đồng). Nhưng đến năm 2016, tổng mức đầu tư dự án được điều chỉnh lên 868 triệu USD (tăng hơn 315 triệu USD, hơn 40% tổng mức đầu tư ban đầu). Dự án cũng bị chậm tiến độ 5 năm so với dự kiến ban đầu là đi vào sử dụng năm 2014.
Về thông tin bao giờ người Hà Nội được sử dụng dự án này, giữa tháng 2/2019, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho biết, Tổng thầu Trung Quốc đề xuất kết thúc chạy thử dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông vào cuối quý I/2019 và đưa vào vận hành thương mại toàn tuyến từ tháng 4/2019.
Lương Anh, theo baohaiquan.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...